Thứ bảy, 15/06/2024 17:02
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 05/02/2017 06:10

Khi dâu “trốn” tết nhà chồng

Tết về quê chồng là nỗi kinh hoàng đối với Vân. Mới lấy chồng được 3 năm nhưng cái tết đầu tiên ở quê chồng đã khiến Vân sợ. Bây giờ nhớ lại cô vẫn thấy lo.

Lục đục từ 25 tết để sắm đồ về quê. Lần đầu tiên dâu trưởng về ăn tết nhà chồng thì phải đàng hoàng không người ta cười cho. Tuấn, chồng cô nói thế và dặn cô phải chuẩn bị kỹ càng từ hộp bánh, hộp mứt, trái cây rồi quần áo mới biếu mẹ chồng, các em chồng, cháu chắt nội ngoại... Cho đến ba mươi tết, vác cái bụng bầu 5 tháng lượn như đèn cù mới tạm đủ khiến Vân thở không ra hơi. Sáng sớm lên xe về quê mà ngồi trên xe vẫn phải tranh thủ bỏ tiền lì xì vào cả chục cái bao để về mừng tuổi lũ cháu. Chóng mặt!.

khi-dau-tron-tet-nha-chong-giadinhonline.vn 1

Về đến nơi, chưa kịp nghỉ ngơi Vân đã phải lao vào bếp để phụ mẹ chồng làm cơm. Mấy cô em chồng thấy chị dâu về thì lần lượt tót đi chơi, để lại cả bãi chiến trường cho Vân tự xoay xở

Mẹ chồng cô thì vốn là người “cầm chịch” trong gia đình cho nên thói quen “chỉ đạo” đã ngấm vào bà từ lâu, cứ liên tục bảo Vân làm cái nọ, làm cái kia, nhưng phải đúng ý bà. Thật ra có những món mà Vân đã biết làm nhưng mẹ chồng vẫn cứ đứng ngay cạnh chỉ từng thìa muối đến tí nước mắm khiến cô luôn cảm thấy ngột ngạt và mất tự chủ. Nhìn quanh tìm chồng cầu cứu thì Tuấn lại phải tiếp khách đến chơi, ngồi trà nước suốt cả ngày.

Loay hoay cho đến chiều thì cũng xong được cỗ. Dọn được mấy mâm cỗ ra thì Vân cũng xây xẩm mặt mày, phải chạy vào buồng nằm lấy sức. Trong suốt bữa cơm cô cứ phải chạy lên chạy xuống để tiếp tế đồ ăn cho cả gia đình đông đúc. Đã thế miệng lúc nào cũng phải tươi như hoa và trả lời đầy đủ sự hỏi han của họ hàng bên chồng. Ăn xong lại dọn dẹp rửa bát đến gần 10 giờ đêm. Đang loay hoay định đi tắm rồi lên giường ngủ thì mấy bà bác bên chồng lại gọi vào ngồi uống nước trò chuyện. Cho đến lúc được đi ngủ thì Vân gần như kiệt sức, nằm một cái là lịm luôn. Được một lúc thì chồng cô gọi dậy đón giao thừa, màn chào hỏi chúc tụng, lì xì diễn ra cho đến gần sáng. Chợp mắt một lúc đã lại thấy tiếng mẹ chồng cô đang “chỉ đạo” ngoài sân, Vân choàng mở mắt...

Cứ như thế, 5 ngày tết khiến Vân mệt nhoài, nhiều lúc cô chỉ thèm được ngủ một giấc đến trưa mà không sợ bị nhà chồng “đánh giá” là “mất nết, ngủ ngày”. Giá như cô được ở nhà mình thì tốt biết mấy. Chưa bao giờ Vân thấy thèm được nằm trên cái giường của mình đến thế... Lên xe về thành phố, Vân ngủ li bì trên ghế xe cho đến khi chồng lay gọi. Choàng tỉnh dậy Vân vẫn còn chưa hết bàng hoàng...

Đấy là cái tết năm đầu tiên ở quê chồng. Năm sau, Vân lấy cớ là con nhỏ không về được vì thằng bé hay ốm đau lại không hợp khí hậu. Chiều 29 tết cô cùng Tuấn về quê biếu bố mẹ chồng xấp tiền sắm tết và mấy túi bánh kẹo rồi chuồn lẹ. Được tự do bên chồng con lại không phải lo lễ tết khiến Vân vô cùng thoải mái. Cả cái tết ở thành phố cũng không phải cỗ bàn gì, tụ tập bạn bè đi ăn nhà hàng và vui chơi thoải mái.

Sang năm thứ 3 mới cách tết hai tháng mẹ chồng cô đã gọi điện dặn dò Tết này về quê ăn tết, chồng cô cũng rục rịch mua sắm dần mọi thứ để Tết mang về. Vân nghĩ đến cái Tết ở quê chồng mà thấy sợ, nhưng chẳng biết làm cách nào để trốn tránh. Càng gần tết cô càng thấp thỏm không yên, thỉnh thoảng lại đưa ra lý do này nọ để thuyết phục Tuấn, nhưng Tuấn kiên quyết tết năm nay phải về, vì năm ngoái đã “trốn” rồi. Anh là con trưởng lại là “đích tôn” cho nên phải có trách nhiệm với cha mẹ, tổ tiên, họ hàng. Cái trách nhiệm con trưởng của Tuấn đôi lúc khiến Vân cảm thấy hối hận, biết nó lớn thế này chắc cô chẳng dám lấy anh.

Nghĩ trăm mưu nghìn kế không có kế nào “hoãn binh” được, Vân đành chọn kế cuối cùng là giả ốm. Mới 28 tết cô đã giả vờ ốm nằm bệt trên giường, thỉnh thoảng còn chạy vào toilet nôn thốc nôn tháo. Cơm chỉ ăn một chút xíu rồi lại nằm rên. Tuấn bảo đi khám thì bảo chỉ bị cảm thôi, nằm mấy hôm là khỏi. Giả ốm phải nằm một chỗ Vân cũng thấy mệt, nhưng cô tự động viên mình cố gắng dùng “khổ nhục kế” này cho đến hết ngày 30 tết là “thoát”.

Tối mùng 1 lúc mẹ chồng cô gọi điện hỏi thăm Vân còn thều thào nói “con đang mệt quá, chắc lần này ốm lâu mới khỏi”, buông máy là cô hí hửng vì đã “lừa” được mẹ chồng. Sáng mùng 2 Tuấn cùng sếp đi chúc tết ở cơ sở, Vân như mở cờ trong bụng. Tuấn vừa đi khỏi cô bật dậy trang điểm rồi giục con thay quần áo để chuẩn bị đi du xuân. Vừa tung tăng váy áo bước ra đến cổng thì Vân chết sững khi thấy mẹ chồng cô đứng đấy. Bà nhìn cô như nhìn người từ trên trời rơi xuống. “Mẹ tưởng con ốm liệt giường cơ mà sao hôm nay...”. Vân đỏ mặt rồi phản ứng nhanh: “Dạ con mới đỡ một tí nên tính cho thằng cu Ken đi chơi kẻo nó buồn ạ. Con mời mẹ vào nhà...”. Cu Ken thấy bà lên thì nhanh nhảu chạy tới, hồ hởi: “Mẹ cháu có ốm đâu, khỏe như voi”. Nó sà vào túi bánh chưng rồi đòi bà nội bế.

Sắc mặt mẹ chồng Vân trông rất khó coi, bà lẳng lặng vào nhà không nói năng gì khiến cô không lạnh mà run.

Cho đến bữa cơm trưa, mẹ chồng Vân mát mẻ: “Tôi tưởng cô ốm nặng nên quyết định bỏ cả nhà cả cửa lên đây chăm sóc cho cô. Đây, mấy chục trứng để cô tẩm bổ, ăn đi cho khỏe rồi còn đi du xuân”. Biết mẹ chồng giận Vân nín thinh, nhưng trong lòng cô cảm thấy vô cùng khó chịu. Vân còn thầm trách mẹ chồng đã không hiểu được nỗi sợ hãi của cô khi làm việc quần quật cả năm được cái tết để nghỉ ngơi thì lại bị “tra tấn” ở quê chồng. Thấy thái độ của mẹ chồng kém thân thiện, Vân cũng lỳ lợm chẳng nói câu nào. Chiều đến cô dắt con lẳng lặng đi chơi.

Đến tối Vân mới dắt con về, nhưng nhà chẳng có ai, cửa khóa im lìm. Cô chạy vào nhà thì thấy túi đồ của mẹ chồng cô không còn ở đấy nữa, cô đoán bà đã về quê, vội lập cập cầm điện thoại bấm máy gọi. Chưa kịp gọi thì Tuấn gọi về, anh báo là đã đưa mẹ về quê. Anh trách cô vô trách nhiệm với nhà chồng, lại còn giở thủ đoạn giả vờ ốm để trốn về quê ăn tết. Anh cũng báo cho cô biết là anh “chọn” mẹ chứ không chọn vợ vì cách hành xử của cô không xứng đáng làm dâu nhà anh. “Mẹ tưởng em ốm nên rất lo cho em, mẹ lên để chăm sóc em vì nghĩ anh chăm vợ không tốt bằng mẹ, vậy mà em đã đối xử với mẹ như thế đấy”. Tuấn nói xong cúp máy không để Vân nói thêm lời nào.

Cu Ken đứng ngay cạnh giật giật tay áo mẹ, giọng nó ngọng líu lo: “Mẹ, cho con về quê ăn tết với ông bà đi mẹ, về quê vui lắm”. Không kịp nghĩ gì thêm, Vân vội cho quần áo vào vali rồi gọi taxi đi thẳng về quê chồng. Ngồi trên xe, cô cứ nghĩ đi nghĩ lại xem sẽ mở lời xin lỗi mẹ chồng như thế nào để bà có thể tha thứ cho cô.

Sao Việt đi đâu, làm gì nhân dịp nghỉ Tết dương lịch 2017?

Hải Vân

Tags:
  • Tin liên quan
Phòng ngủ phạm 8 điều kiêng kỵ này vợ chồng dễ bất hòa
4 món ăn chay trong ngày Tết Đoan Ngọ
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Xem thêm