Thứ tư, 15/05/2024 13:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 25/04/2023 18:27

Hối hận vì tự ý chữa viêm tai giữa cho con, chuyên gia đưa lời cảnh báo

Đưa con tới bệnh viện nhờ bác sĩ can thiệp sau khi tự ý chữa viêm tai giữa tại nhà bằng sáp ong theo phương pháp được hội bỉm sữa truyền tai nhau trên mạng xã hội, chị Minh (Hà Nam) không khỏi xót xa và tự trách mình.

Bệnh đâu chưa thấy chỉ thấy cậu con trai 3 tuổi của chị Minh tình trạng nặng hơn, chảy dịch và kêu đau tai sau khi được chị lấy sáp ong đun nóng cho tan ra rồi phết lên tờ giấy mỏng, sau đó đốt tờ giấy rồi thổi khói vào tai con.

Chia sẻ với báo giới, PGS TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt cho biết câu chuyện của chị Minh cũng chính là trường hợp nhiều mẹ mắc phải thời gian qua khi điều trị cho con.

Theo PGS Hoài An, viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ nhất là trong giai đoạn giao mùa như hiện nay, tuy nhiên nếu bố mẹ không điều trị kịp thời, triệt để, khiến viêm tái đi tái lại kèm theo ứ dịch mủ trong tai có thể gây nguy hiểm lớn.

"Dùng sáp ong trong điều trị bệnh viêm tai hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thậm chí, đổ sáp như thế sẽ bịt mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, mủ không chảy được ra ngoài sẽ chảy vào trong gây nên những biến chứng nặng", PGS Hoài An cho biết.

DSC03054

Cũng theo bác sĩ An, bên cạnh thổi, nhỏ sáp ong, có nhiều trường hợp các gia đình giã bột clorocid đổ vào tai con cũng vô cùng nguy hiểm bởi nếu mủ không thể chảy ra ngoài có thể tấn công vào phía màng não, vào dây thần kinh gây nên những biến chứng nặng nề như liệt mặt thậm chí điếc tai.

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An cũng cảnh báo các bậc cha mẹ, nếu trẻ không có chảy mủ tai thì không nên can thiệp vào tai. Thay vào đó nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị, làm khô mũi thì tai sẽ khỏi dần.

Trong trường hợp tai bé đã vỡ mủ thì phải dùng kháng sinh nước dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị vì một số loại kháng sinh có thể gây độc cho tai, chất độc qua tai giữa ngấm vào tai trong có thể gây viêm nhiễm nặng hơn thậm chí là điếc đặc.

PV  
  • Tin liên quan
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm