Thứ ba, 07/05/2024 15:14
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 26/11/2018 16:28

Giải pháp phòng ngừa khản tiếng mất tiếng bằng sản phẩm từ cây rẻ quạt Tiêu Khiết Thanh

Biện pháp không thể thiếu trong việc phòng ngừa và bảo vệ thanh quản ngày nay đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Tiêu Khiết Thanh.

Trong vài năm trở lại đây, tại các bệnh viện và phòng khám Tai Mũi Họng, tỷ lệ các bệnh nhân mắc các vấn đề về giọng nói ngày một tăng. Trong đó khản tiếng mất tiếng do viêm đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan... chiếm tỷ lệ cao trong số các trường hợp có vấn đề về giọng nói. Vậy khản tiếng mất tiếng có nguy hiểm không? Việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh để phòng ngừa có đem lại hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Nguyên nhân gây khản tiếng mất tiếng khiến bạn mệt mỏi

Nguyên nhân gây nên tình trạng khản tiếng, mất tiếng có rất nhiều như do virus, vi khuẩn, người có công việc sử dụng giọng nói nhiều, trào ngược dạ dày thực quản… Đây là những nguyên nhân phổ biến được biết đến nhiều nhất.

Một số trường hợp khản tiếng mất tiếng xảy ra do bị kích ứng bởi tác nhân nào đó như không khí có chất kích thích. Thông thường tình trạng này sẽ hết khi không tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, tình trạng kích ứng diễn ra liên tục dẫn đến viêm thanh quản mạn tính. Nếu người bệnh lại chủ quan không điều trị nguyên nhân gây khản tiếng ngay từ đầu mà để đến khi tình trạng khản tiếng, mất tiếng kéo dài ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, họ mới tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhân viên y tế thì lúc này việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn.

Capture

Khản tiếng mất tiếng do viêm thanh quản

Cơ chế khản tiếng, mất tiếng xảy ra như thế nào?

Để tìm hiểu tại sao tình trạng khản tiếng, mất tiếng lại xảy ra, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu giọng nói được tạo ra như thế nào.

Tiếng nói là kết quả của sự kết hợp giữa vỏ não, các dây thần kinh dẫn truyền và nơi phát ra âm thanh là thanh quản, miệng, mũi, hầu, răng, môi. Thanh quản là cơ quan hẹp nhất của đường thở, là nơi phát ra âm thanh. Tuy thanh quản không phải là cơ quan quyết định để phát ra tiếng nói, nhưng tiếng nói được phát ra chủ yếu bởi thanh quản.

Thanh quản được cấu tạo bởi 2 cái phễu nối liền với nhau ở khoảng hẹp nhất là khe thanh môn, khoảng cách giữa hai dây thanh ngăn phần trên là thượng thanh môn và phần dưới là hạ thanh môn. Thanh môn có 3 chức năng chính: Một là chức năng hô hấp; hai là chức năng bảo vệ đường thở: nhờ hai phản xạ là co thắt, ngăn không cho dị vật (lỏng, đặc) rơi vào khí quản, phổi và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài; ba là chức năng phát âm, phát ra âm thanh, tiếng nói. Âm thanh được phát ra khi không khí đi qua khe thanh môn làm rung hai dây thanh tạo nên tiếng nói.

Khi phát âm hai dây thanh khép kín thì âm thanh phát ra đồng đều, giọng trong có âm sắc, tạo nên âm thanh đặc trưng riêng của từng người. Nếu khi phát âm mà hai dây thanh không khép kín thì tiếng nói sẽ bị khản, giọng không đều, mất tiếng, mất âm sắc...

Khản tiếng mất tiếng và các triệu chứng khác đi kèm

Theo các nhà chuyên môn: Khản tiếng là triệu chứng có sớm và đặc trưng nhất của các bệnh lý ở thanh quản.

Một khi đã bị khản tiếng, chất lượng của tiếng nói giảm, cơ thể phản ứng bằng cách cố gắng nói to lên, kết quả là khản tiếng càng nặng. Nếu bệnh nhân càng cố gắng nói sẽ càng mệt, hình thành vòng luẩn quẩn của quá trình khản tiếng sau đó là mất tiếng.

Bệnh nhân bị khản tiếng mất tiếng, khi chuyên viên y tế khám bệnh có thể thấy: Niêm mạc thanh quản đỏ, nhiều dịch nhầy, mủ chảy từ hạ họng vào thanh quản, băng thanh thất bị phù mọng, dây thanh âm có màu đỏ, phù dày, trên dây thanh có nhiều dịch nhầy, mạch máu đỏ. Chụp phim X-quang có thể phát hiện khối u trung thất.

Có thể nhìn thấy trên hình ảnh nội soi dây thanh âm bị phù nề, viêm gây nên điểm loét tiếp xúc, có thể xảy ra sau khi gắng sức nói, hét nhiều. ví dụ như ca sĩ hát bài hát có tần số cao quá khả năng của mình, một người đột ngột tức giận hét lên, cổ vũ bóng đá, uống nước lạnh, cơ thể nhiễm lạnh...

Khản tiếng mất tiếng có nguy hiểm không?

Khản tiếng mất tiếng là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý đường hô hấp đặc biệt là viêm thanh quản. Khản tiếng, mất tiếng có thể là biểu hiện của một số bệnh đơn giản như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản cấp hay nặng hơn là viêm thanh quản mạn tính, polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm hơn như ung thư thanh quản. Như vậy khản tiếng, mất tiếng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân hay bệnh lý gây ra tình trạng đó. Do vậy khi mắc khản tiếng, mất tiếng bạn cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để khám trực tiếp tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị khản tiếng mất tiếng thích hợp.

Làm thế nào để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng?

Để ngăn ngừa tình trạng khản tiếng, mất tiếng xảy ra và giúp cho giọng nói của bạn luôn khỏe khoắn, trong trẻo thì bạn cần có những biện pháp bảo vệ và phòng ngừa hiệu quả như:

- Tránh nói to, nói nhiều làm căng dây thanh quá mức trong thời gian dài

- Điều trị triệt để các đợt viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan cấp tính

- Súc miệng họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày

- Giữ ấm cổ họng đặc biệt là khi thay đổi thời tiết

- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài hay làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi kích thích

- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị gây kích ứng niêm mạc họng

- Hạn chế hút thuốc lá, uống bia rượu

Sản phẩm từ cây rẻ quạt Tiêu Khiết Thanh đem lại giọng nói trong sáng cho người khản tiếng mất tiếng

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp trên thì một biện pháp không thể thiếu trong việc phòng ngừa và bảo vệ thanh quản ngày nay đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hiện nay, nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà các nhà khoa học đã đưa những bài thuốc y học cổ truyền xa xưa được cha ông truyền lại, vừa mang ưu điểm như nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn, không có tác dụng phụ đồng thời được bào chế dưới dạng viên nén nên rất thuận tiện và dễ sử dụng hơn. Vâng, chúng tôi đang nói tới thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm với thánh phần chính là cây rẻ quạt - thảo dược chính thường được dùng để chữa khản tiếng lâu ngày. Vị thuốc này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn, virus nên được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với các nguy cơ, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh rẻ quạt còn có các vị thảo dược khác như:

- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Được dùng trong các trường hợp sưng đau, viêm, u nhọt, kháng u, hỗ trợ phòng ngừa ung thư ở vòm họng.

- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.

- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y. Vị thuốc này giúp hạ sốt, giải độc, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến tình trạng không có cơ hội tái phát.

Capture6

Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị khản tiếng mất tiếng

Có mặt trên thị trường 10 năm nay, Tiêu Khiết Thanh được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, sưng đau họng do viêm họng nói riêng và các vấn đề hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm amidan… Sản phẩm được khuyên dùng lâu dài theo liệu trình từ 3 đến 6 tháng để phát huy tối đa tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Như vậy bạn đã biết nguyên nhân nào dẫn tới khản tiếng mất tiếng và hướng xử lý khi gặp phải tình trạng này rồi phải không? Hy vọng Tiêu Khiết Thanh sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn sớm vượt qua được tình trạng khản tiếng mất tiếng.

Nếu có thắc mắc về bệnh hoặc muốn đặt mua Tiêu Khiết Thanh xin vui lòng liên hệ tới số tổng đài 1800.6103 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Khánh Vũ  
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Bổ sung thực phẩm gì sau khi tập cơ bụng để nhanh có '6 múi'?
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
4 kiểu váy 'hack' dáng, chiều cao như tăng thêm 10cm
6 cách 'biến' da khô thành căng mọng suốt mùa hè
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
6 hoạt động tưởng không liên quan nhưng giúp bạn giảm cân thần kỳ
5 biến chứng nguy hiểm dễ gặp khi tiêm meso căng bóng da
5 tips chăm sóc da căng mọng bất chấp mùa hè nắng nóng
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
Giải nhiệt mùa hè bằng chân váy trắng vừa thanh lịch vừa quyến rũ
4 bữa sáng giàu protein giúp xây dựng cơ bắp cho người tập gym
Xem thêm