Thứ sáu, 10/05/2024 00:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/07/2021 08:05

Giải pháp cho ngành kinh tế chủ lực Thừa Thiên Huế giữa đại dịch

Xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, ngay trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ nhằm vực dậy du lịch của tỉnh nhà.

Ngành du lịch của Thừa Thiên Huế được đánh giá là ngành mũi nhọn đóng góp trên 50% nguồn thu nhưng do tác động của dịch bệnh COVID-19, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch đều giảm mạnh. Cụ thể, chỉ tiêu về khách, về doanh thu giảm trên 70% so với khi chưa có dịch, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống an sinh xã hội của người dân.

211491362_242016880794551_5821455927383798808_n

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn tại Thừa Thiên Huế nhưng dịch Covid-19 đã khiến các chỉ tiêu giảm mạnh.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 14.600 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó có 12.300 người làm nghề trực tiếp, 2.300 làm nghề gián tiếp. Bên cạnh đó còn rất nhiều người kinh doanh, phục vụ các dịch vụ đi kèm. Tính đến cuối năm 2020, Thừa Thiên Huế có trên 13.000 lao động du lịch bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. Hiện toàn tỉnh chỉ còn 5 doanh nghiệp, văn phòng trên tổng số 91 doanh nghiệp lữ hành hoạt động; khoảng 30% doanh nghiệp đã thông báo dừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của khoảng 8.000 lao động.

Đến khoảng cuối tháng 6/2021, gần như toàn bộ các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ phụ trợ tại Thừa Thiên Huế đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Riêng một số doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, lưu trú, đa lĩnh vực vẫn duy trì hoạt động theo kiểu cầm chừng.

Theo ông Nguyễn Văn Phúc – Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, những doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt động do không có tour, tuyến cũng đã cho người lao động nghỉ việc không lương, hoặc có hỗ trợ một phần nhỏ. Đa số người lao động trong lĩnh vực du lịch sau khi nghỉ việc đã tự tạo, tìm những việc làm để có nguồn thu như kinh doanh online, dạy kèm ngoại ngữ… Nhiều người tận dụng khả năng ăn nói lưu loát để chuyển qua tư vấn bất động sản.

Thừa Thiên Huế là địa phương có lợi thế về phát triển du lịch với quần thể di sản Cố đô là điểm nhấn. Xác định du lịch là trụ cột trong cơ cấu ngành kinh tế trọng điểm, để có thể vực dậy ngành du lịch sau đại dịch, ngay từ thời điểm COVID-19 còn diễn biến phức tạp, lãnh đạo địa phương đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ.

Lãnh đạo tỉnh này nhìn nhận, du lịch - dịch vụ là ngành có khả năng phục hồi rất nhanh, đặc biệt là sau khi vaccine ngừa COVID-19 được tiêm chủng trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, xem đại dịch lần này là bài test quan trọng cho việc phát triển bền vững. Do đó, định hướng cho giai đoạn sắp tới, Thừa Thiên Huế vẫn luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương dựa trên lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất để tập trung đẩy mạnh, phát triển du lịch.

213326614_1131043567387161_168474142696832846_n
213343765_490297932076321_2656284771468958620_n

Nhiều khách sạn, nhà hàng ở Thừa Thiên Huế phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì dịch Covid-19.

Tỉnh cũng đã có Nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, ngành du lịch thu hút khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 45 - 50%. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 13.000 tỷ đồng, thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày, suất chi tiêu bình quân đạt 2,2 triệu đồng/lượt khách.

Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trong đó xác định "du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng", để làm "kim chỉ nam" cho tỉnh tháo gỡ các khó khăn hiện tại và hướng tới tương lai.

Ngoài ra, ưu tiên và tập trung nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của địa phương, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội. Cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới vẫn xác định dịch vụ chiếm gần 50%, công nghiệp khoảng 32%, còn lại là ngành nông nghiệp. Vì vậy, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã tập trung vào việc cải tạo, khôi phục các giá trị văn hoá Cố đô như thực hiện đề án mang tính lịch sử "Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1, hệ thống kinh thành Huế", chỉnh trang 2 bên bờ sông Hương, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trung tâm TP Huế, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, chuyển đổi số... nhằm xây dựng diện mạo mới cho đô thị Huế, tạo ra sự thu hút đối với du khách trong tương lai.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo ngành du lịch tập trung các giải pháp, chuẩn bị các phương án cụ thể để sẵn sàng đón khách ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. Trước mắt là triển khai các tuần quảng bá tại những thị trường khách quốc tế truyền thống của Thừa Thiên Huế như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan vào đầu năm 2022. Đây có thể xem là một trong những giải pháp chủ động, đón đầu để kích hoạt và phục hồi, phát triển ngành du lịch trong thời gian tới.

Đối với lực lượng lao động, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã chỉ đạo Sở Du lịch tổng hợp danh sách người lao động trong ngành du lịch được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn trong quá trình phục vụ khi du lịch trở lại bình thường. Đồng thời tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn miễn phí các kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch cho người lao động trong ngành. Chuẩn bị để khi dịch bệnh được kiểm soát, đáp ứng yêu cầu chất lượng khi du lịch được phục hồi.

Người lao động cũng được giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh, được tư vấn nội dung đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Chương trình của Nhà nước và chương trình của các đơn vị dịch vụ. Được tham gia các sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm miễn phí, tạo nguồn để đi làm việc ở nước ngoài; được hỗ trợ đào tạo nghề theo chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Thừa Thiên Huế cũng triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong nước và đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động…

Ngoài những giải pháp, chính sách hỗ trợ từ chính quyền sở tại, theo ông Nguyễn Hữu Bình - Chủ tịch Hội khách sạn Thừa Thiên Huế, dù khó khăn nhưng tất cả các doanh nghiệp luôn trong tư thế sẵn sàng đón khách trở lại khi được phép và bảo đảm an toàn.

Theo ông Bình, mỗi đơn vị nên duy trì khoảng 30% lao động chủ chốt. Trong một tháng cần bố trí số ngày công phù hợp, qua đó giúp những lao động này có việc làm, có nguồn thu nhập nhất định để họ gắn bó với doanh nghiệp. Khi dịch bệnh được kiểm soát, số lao động duy trì này sẽ đóng vai trò then chốt giúp đơn vị khởi động lại các kế hoạch kinh doanh.

"Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều duy trì một lực lượng nhất định, phù hợp với quy mô và luôn sẵn sàng đón khách trở lại khi được phép", ông Nguyễn Hữu Bình nói.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Hiền  
Đạo diễn Tuấn Lê được chọn mặt gửi vàng cho loạt show diễn đặc biệt mùa lễ hội hè trên đỉnh Bà Nà 
Tôn vinh nghệ thuật xòe Thái- Tập đoàn Mường Thanh xác lập kỷ lục mới
Đà Nẵng - “hình mẫu lý tưởng” của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống
Đà Nẵng - từ tình người đến tình yêu với thành phố đáng sống
Biển người đổ về NovaWorld Phan Thiet trong dịp lễ 30/4
Hãng hàng không chỉ phục vụ giới siêu giàu, giá vé lên tới hơn 4.000 USD
Tour du lịch thăm 'Con đường tơ lụa' bay thẳng từ Cam Ranh
Ocean City bùng nổ sắc màu với “Lễ hội Chào mùa hè 2024”
Ninh Bình đón hơn 470.000 lượt du khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Khai mạc Liên hoan Du lịch “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”
Quảng Ninh đón gần 670.000 lượt khách trong 3 ngày nghỉ lễ
Lễ hội du lịch Hải Tiến 2024: Biển hát khúc tình ca
Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam Bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên
Ấn tượng Carnaval đầu tiên trên biển
Mẹo giữ đồ có giá trị an toàn khi đi máy bay
5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động siêu hấp dẫn tại Công viên Châu Á, Đà Nẵng
Uống cà phê trên cao ngắm hươu cao cổ, NovaWorld Phan Thiet kỳ vọng hàng ngàn lượt khách dịp 30/4
Biển người đổ về “Hàn Quốc thu nhỏ” K-Town trong ngày khai trương
Điều đặc biệt trong thuỷ cung không nước đầu tiên tại Việt Nam
Phú Quốc United Center mở hội sinh nhật “Đỉnh! Độc! Đã”
Xem thêm