Thứ năm, 21/11/2024 23:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/06/2021 08:39

Tiêm chủng mùa dịch: Giải pháp tránh “bệnh chồng bệnh”

Nhiều người lo sợ lây nhiễm dịch bệnh khi đến bệnh viện, trung tâm y tế nên tránh việc tiêm chủng định kỳ. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, tiêm chủng mùa dịch chính là giải pháp hiệu quả tránh việc “bệnh chồng bệnh”.

Tâm lý sợ lây lan dịch bệnh, ngại đến những chỗ tập trung đông người trong mùa dịch khiến người dân xem nhẹ hoặc bỏ qua việc tiêm chủng, tiêm phòng trong thời gian dịch.

Tuy nhiên, các bác sĩ, chuyên gia tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC lại cho rằng, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể giảm sức đề kháng, nguy cơ phát bệnh, lây nhiễm bệnh càng cao hơn trong mùa dịch.

Empty

Tiêm chủng cho trẻ nhỏ đúng lịch, đầy đủ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ tránh nguy cơ “bệnh chồng bệnh”

"Tiêm phòng, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng thời gian càng quan trọng hơn trong mùa dịch bệnh nhằm giúp nâng cao sức đề kháng, sức khỏe toàn dân, tránh nguy cơ “bệnh chồng bệnh”", bác sĩ Trung tâm tiêm chủng VNVC đưa ra khuyến cáo.

Theo các bác sĩ, người lớn và trẻ em không nên trì hoãn việc tiêm chủng (chích ngừa) dù trong mùa dịch, tốt nhất nên tiêm sớm ngay khi có điều kiện, tiêm đủ và tiêm nhắc lại hàng năm (đối với các loại vắc xin cần tiêm nhắc) để được phòng bệnh.

Đây là một trong những biện pháp thiết thực mỗi người dân có thể thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng một cách tối đa, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Empty

Bác sĩ CKI Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa Vùng tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Bác sĩ CKI Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa Vùng tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: Thực hiện tiêm chủng đúng lịch, đầy đủ sẽ đảm bảo sức khoẻ và hiệu quả, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Bác sĩ Nga, trong điều kiện dịch bệnh Covid -19 diễn biến khó lường, gây nguy hiểm đến sức khoẻ, cùng với đó là thời tiết khắc nghiệt khiến sức đề kháng cơ thể có thể sẽ yếu đi, vì vậy chúng ta cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, ăn nhiều các loại hoa quả. Đặc biệt, những trường hợp cơ thể có dấu hiệu bất thường như ho, sốt kéo dài thì tuyệt đối không nên đi ra ngoài hay đến các cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm chủng.

"Thông thường, phản ứng sau khi tiêm vắc xin đối với trẻ nhỏ và người lớn là có xảy ra với các triệu chứng như sốt, sưng ở chỗ tiêm... Bệnh nhân phải được theo dõi kỹ sau khi tiêm. Chúng ta không nên lo lắng quá. Nếu bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ thì có thể cho uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ấm... Nếu có các triệu chứng bất thường thì nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời hoặc đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Các bà mẹ trước khi mang thai nên thực hiện việc tiêm phòng các loại vắc xin như cúm, thuỷ đậu, uốn ván, quai bị… để phòng chống bệnh cho mẹ và bé được tốt hơn", bác sĩ Nguyễn Lê Nga tư vấn.

Tuy nhiên, Lãnh đạo Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cũng cho hay, dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát mạnh tại nhiều địa phương trên cả nước đã khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Empty

Các bà mẹ mang thai cần phải kiểm tra, thăm khám sức khoẻ định kỳ

Bà Đặng Thị Vân - Giám đốc Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh (TP. Hà Nội) chia sẻ: Để phục vụ khách hàng trong được tốt hơn, nhất là trong mùa dịch, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã làm việc cả buổi trưa không nghỉ, kể cả cuối tuần, ngày lễ, giúp khách hàng thuận tiện và linh hoạt về thời gian, tránh xảy ra tình trạng đông người. Việc thực hiện đúng yêu cầu, khuyến cáo "5K" đối với công tác phòng chống dịch bệnh tại tất cả các cơ sở của VNVC luôn được đặt lên hàng đầu.

Thêm vào đó, với quy trình tiêm chủng khoa học, hiện đại, áp dụng phần mềm quản lý chuyên nghiệp, thủ tục tiêm chủng cũng trở nên đơn giản hóa, không để khách hàng chờ đợi lâu sẽ hạn chế được rủi ro về nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhờ áp dụng đúng quy định về phòng chống dịch mà Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hoạt động tốt, đảm bảo an toàn cho người dân và cán bộ nhân viên của công ty.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 như hiện nay, bất kì đơn vị nào cũng gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, VNVC đang nỗ lực vượt qua khó khăn để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân, giúp nâng cao sức khỏe nhằm phòng bệnh, tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.

"Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã cố gắng tiếp cận với các hãng sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới để tiếp tục duy trì, mang về Việt Nam nhiều loại vắc xin phòng bệnh phục vụ cho người dân. Đây là nỗ lực rất đáng tự hào trong sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân", bà Đặng Thị Vân cho biết.

Empty

Tiêm phòng cho bà mẹ mang thai rất cần thiết nhằm phòng chống bệnh cho cả mẹ và bé

Được biết, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị đầu tiên chính thức đàm phán thành công và nhập 30 triệu liều vắc xin COVID -19 của AstraZeneca về Việt Nam, kịp thời cùng Bộ Y tế triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch.

"Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam chuyển giao cho Bộ Y tế toàn bộ 30 triệu liều vắc xin Covid-19, trên nguyên tắc phi lợi nhuận, với mức giá bằng đúng giá VNVC đã mua từ nhà sản xuất AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, bảo quản vắc xin… sẽ do VNVC tự chi trả, ước tính lên đến vài chục tỷ đồng cho toàn bộ hợp đồng. Ngày 01/06/2021 vừa qua, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những đóng góp trong công tác phòng chống dịch Covid - 19", lãnh đạo VNVC chia sẻ đầy tự hào.

Thống kê từ VNVC cũng cho thấy, mặc dù đang cao điểm dịch nhưng mỗi ngày cả hệ thống này vẫn có hàng chục nghìn trẻ em và người lớn được tiêm phòng các loại vắc xin. Gần đây, có rất nhiều đơn vị, Công ty, tổ chức, cá nhân đăng ký tiêm phòng vắc xin Covid-19, số lượng hiện nay đã lên đến hàng triệu người góp phần vào việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Hà Long  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm