Thứ tư, 08/05/2024 02:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 25/12/2020 06:30

Đắng miệng là biểu hiện của bệnh gì?

Tình trạng đắng miệng thường gặp ở rất nhiều người. Nó khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ăn uống giảm sút và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đắng miệng thông thường không phải là bệnh. Tuy nhiên nó có thể phản ánh một số vấn đề khác của cơ thể.

Đắng miệng do bị trào ngược dạ dày

Cảm giác đắng miệng có thể liên quan đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng.

dang mieng la benh gi

Ảnh minh họa

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra viêm loét thực quản. Trong trường hợp bệnh nặng và kéo dài còn gây ra hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh xảy ra trong thời gian dài và không được chữa trị cũng có thể sinh ra các biến chứng nguy hiểm, hình thành các khối u ác tính.

Khi gặp hiện tượng này nên đi khám kỹ lưỡng để tránh bệnh phát triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đắng miệng do chăm sóc răng kém

dang mieng 1

Ảnh minh họa

Việc vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra vị đắng trong miệng do nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng, bệnh nướu răng hoặc viêm nướu. Bạn nên thường xuyên đánh răng, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để răng miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế các vấn đề về nha khoa.

Đắng miệng do trào ngược dịch mật

Dịch mật có dạng lỏng, màu xanh - vàng được sản xuất tại gan và dự trữ trong túi mật. Dịch này có tác dụng tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cào đã chết ra khỏi cơ thể. Mật được đổ vào ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo.

dang mieng 2

Ảnh minh họa

Khi van môn vị - ngăn cách giữa dạ dày dày và ruột non bị tổn thương và đóng không kín sẽ làm dịch mật trào ngược lên dạ dày, rồi trào lên thực quản và gây ra vị đắng ở miệng.

Điều trị ung thư gây đắng miệng

Người đang điều trị ung thư có thể cảm thấy vị giác khó chịu trong miệng khi ăn hoặc uống. Hóa trị và xạ trị có thể gây thay đổi vị giác ở một số người, gây nên cảm giác vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.

Đăng miệng do chức năng gan suy giảm

dang mieng

Ảnh minh họa

Một số trường hợp cảm thấy đắng miệng có liên quan đến việc chức năng gan bị suy giảm. Đó có thể là do bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc gan đang phải làm việc quá tải trong thời gian dài.

-> 5 "thủ phạm" chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, tuyệt đối chớ coi thường

Xem thêm: 9 dấu hiệu cảnh báo gan đang suy yếu

Hoàng Ly (T/H)  
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Xem thêm