Thứ hai, 29/04/2024 18:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 19/01/2018 14:48

Đại án Phạm Công Danh: Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định nhiều lần

Trong vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 5 lần thực hiện giám định theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.

dai an pham cong danh

Ngày 12/11/2015, Cơ quan điều tra đã yêu cầu ngân hàng Nhà nước (NHNN) giám định về sai phạm và hậu quả thiệt hại trong việc 3 ngân hàng TPbank, Sacombank, BIDV cho các công ty của Phạm Công Danh vay hơn 8.100 tỷ đồng. Các khoản vay đều có tài sản bảo đảm là tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi tại 3 ngân hàng này.

Sacombank cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng và thu nợ gốc, lãi từ tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng tại Sacombank. TPbank cho 11 công ty do Phạm Công Danh mượn pháp nhân vay hơn 1.600 tỷ đồng và thu nợ gốc, lãi từ tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng tại TPbank. BIDV cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay 4.700 tỷ đồng và thu nợ bằng hơn 2.500 tỷ từ tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng tại BIDV, phần còn lại thu nợ từ tiền vay do Danh rút ra từ Ngân hàng Xây Dựng

Cơ quan điều tra yêu cầu NHNN cho biết việc cho vay trái pháp luật trên gây thiệt hại cho 3 ngân hàng cho vay hay Ngân hàng Xây Dựng, thiệt hại của từng ngân hàng là bao nhiêu?

Thời hạn giám định theo yêu cầu của Cơ quan điều tra là 1 tháng. Đến 27/5/2016, có kết luận giám định. Theo NHNN, việc 3 ngân hàng cho các công ty của Phạm Công Danh vay có vi phạm quy định pháp luật.

Về Hợp đồng cầm cố tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng bảo lãnh cho các công ty của Phạm Công Danh vay vốn, NHNN nêu các hợp đồng này vi phạm quy định của pháp luật vì thiếu chữ ký của người quản lý rủi ro, người thẩm định khoản bảo lãnh của Ngân hàng Xây Dựng. Việc 3 ngân hàng cho vay khi chưa thực hiện đúng theo quy định về bảo đảm tiền vay là vi phạm quy chế cho vay của NHNN.

Về xác định thiệt hại, kết luận giám định cho rằng NHNN không có chức năng giám định thiệt hại trong vụ việc này. NHNN chỉ phản ánh thực tế 3 ngân hàng cho vay đã thu nợ gốc và lãi, riêng Ngân hàng Xây Dựng chưa thu được tiền do trả nợ thay cho các công ty của Phạm Công Danh.

Từ tháng 7/2016 cho đến tháng 3/2017, Cơ quan điều tra tiếp tục có 4 lần yêu cầu NHNN giám định về vụ việc trên, trong đó có nội dung xác định thiệt hại thuộc về 3 ngân hàng cho vay hay Ngân hàng Xây Dựng.

Trong Kết luận giám định sau đó NHNN kết luận 3 ngân hàng cho vay không thiệt hại, đã thu nợ đúng theo Hợp đồng cầm cố tiền gửi. Ngân hàng Xây Dựng chịu thiệt hại từ việc 3 ngân hàng thu nợ từ tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh trong giai đoạn 2, đã có nhiều ý kiến về Kết luận giám định của NHNN.

Theo một số luật sư chuyên về tài chính ngân hàng, NHNN đã kết luận các Hợp đồng cầm cố tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng ký với 3 ngân hàng bảo lãnh cho các công ty của Phạm Công Danh vay vốn là vi phạm quy định về bảo lãnh vì thiếu chữ ký thì cần phải xem xét hiệu lực pháp lý của các Hợp đồng này.

Theo quy định của NHNN, các ngân hàng chỉ được gửi tiền, nhận tiền gửi với ngân hàng khác với kỳ hạn tối đa 3 tháng. Ngân hàng Xây Dựng và BIDV ký hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn 7 ngày, nhưng các bên thỏa thuận duy trì tiền gửi trong thời gian 7 tháng, đồng thời dùng để bảo đảm cho các khoản vay có kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng Xây Dựng và Sacombank ký hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, nhưng tiền gửi được dùng để bảo đảm cho các khoản vay có thời hạn 12 tháng. Ngân hàng Xây Dựng ký hợp đồng tiền gửi với TPbank có kỳ hạn 3 tháng, nhưng sau đó lại tái tục và tiền gửi được dùng để bảo đảm cho các khoản vay có thời hạn 12 tháng.

Ngay khi ký hợp đồng tiền gửi và hợp đồng cầm cố tiền gửi cho các khoản vay có thời hạn dài hơn 3 tháng, ngay khi các bên thỏa thuận tiếp tục duy trì tiền gửi dài hơn 3 tháng là cả bên gửi tiền (Ngân hàng Xây Dựng) và bên nhận tiền gửi (3 ngân hàng) đã có dấu hiệu vi phạm quy định của NHNN.

Dù có nhiều sai phạm có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của vụ án, nhưng 3 ngân hàng lại không phải chịu thiệt hại.

Tại phiên tòa mới đây, Ngân hàng Xây Dựng đã đề nghị Tòa xem xét giá trị pháp lý của các hợp đồng, giao dịch có liên quan, đồng thời yêu cầu TPbank, Sacombank, BIDV hoàn trả toàn bộ số tiền đã thu nợ hơn 6.100 tỷ đồng.

Theo antt.vn  
Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam Bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên
Không chỉ tấp nập đón khách du lịch, Sầm Sơn “dậy sóng” với Lễ ra quân dự án The Pathway
Ấn tượng Carnaval đầu tiên trên biển
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh với vốn vay ưu đãi này
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
Mẹo giữ đồ có giá trị an toàn khi đi máy bay
5 ngày nghỉ lễ chơi thả ga với chuỗi hoạt động siêu hấp dẫn tại Công viên Châu Á, Đà Nẵng
Uống cà phê trên cao ngắm hươu cao cổ, NovaWorld Phan Thiet kỳ vọng hàng ngàn lượt khách dịp 30/4
Biển người đổ về “Hàn Quốc thu nhỏ” K-Town trong ngày khai trương
Mất dữ liệu điện thoại vì cố dùng Wi-Fi 'chùa' khi đi nghỉ lễ
Điều đặc biệt trong thuỷ cung không nước đầu tiên tại Việt Nam
7 điều phải học thuộc lòng khi lái xe đường đèo đi chơi lễ
Nestlé Việt Nam thúc đẩy sáng kiến giảm phát thải trong chuỗi cung ứng
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
Viettel Store hợp tác với Vitamin Network, phát triển mạnh bán hàng qua Tiktok
Viettel Store “sale to” giảm đến 50% mừng Đại lễ 30/4 - 1/5
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Lợi nhuận quý 1 của MSB đạt 22,5% kế hoạch năm    
Nagakawa ghi danh Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam
Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới
Xem thêm