Thứ năm, 16/05/2024 17:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 17/01/2018 09:45

Xét xử Phạm Công Danh: Dùng chiêu “bật tường” đối phó với các ngân hàng

Tổng số tiền Danh “bật tường” qua các ngân hàng khác sau đó Ngân hàng Xây Dựng phải trả thay cho Danh là hơn 6.100 tỷ đồng.

Phạm Công Danh dùng chiêu “bật tường”, đem tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi qua BIDV để cầm cố cho các công ty của Danh vay tiền BIDV, sau đó dùng tiền gửi của Ngân hàng Xây Dựng trả nợ cho BIDV.

Với chiêu này, thông qua 12 công ty “ma”, Phạm Công Danh vay của BIDV 4.700 tỷ đồng, Ngân hàng Xây Dựng đã trả thay cho Danh tổng số tiền hơn 2.500 tỷ đồng.

Tổng số tiền Danh “bật tường” qua các ngân hàng khác sau đó Ngân hàng Xây Dựng phải trả thay cho Danh là hơn 6.100 tỷ đồng.

pham cong danh

Ông Danh thất bại với ý tưởng xây dựng ngân hàng chuyên biệt phục vụ lĩnh vực xây dựng. Ảnh: Báo Thanh tra

Đổ tại cho Ngân hàng Nhà nước

Từ giai đoạn 1 của vụ án, Phạm Công Danh khai phạm tội để có tiền trả nợ cho Hứa Thị Phấn, trả nợ cho Trần Ngọc Bích nhằm đánh lạc hướng.

Cho đến phiên tòa này, những ngày xét xử vừa qua, liên quan đến hành vi phạm tội tại gói vay tín dụng BIDV 4.700 tỉ đồng và TPBank 1.666,8 tỉ đồng, Phạm Công Danh và đồng phạm khai rằng do áp lực từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng lên 7.500 tỉ đồng nên Phạm Công Danh đã phải “lập mưu” rút tiền tăng vốn. Nếu không trở lại nguồn gốc vụ án, sẽ không thể thấy được các “chiêu trò” đánh lạc hướng của Phạm Công Danh.

Qua Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh đã mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín của nhóm Hứa Thị Phấn. Khi mua, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai biết rõ Ngân hàng Đại Tín thua lỗ, không còn vốn điều lệ. Để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai lập đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín với nội dung cam kết nâng vốn Ngân hàng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.

Đề án được chấp thuận, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai tiếp quản Ngân hàng và dùng chiêu “bật tường” để rút 4.700 tỷ đồng từ BIDV nhằm tăng vốn điều lệ theo Đề án.

Do bị Ngân hàng Nhà nước giám sát, các giao dịch trên 5 tỷ đồng của Ngân hàng Xây Dựng phải xin ý kiến của Tổ giám sát. Khi gửi 3.070 tỷ đồng sang BIDV mặc dù mục đích thật là để bảo đảm cho các khoản vay của các công ty của Phạm Công Danh, nhưng Phan Thành Mai, Phạm Công Danh đã gian dối, báo cáo tổ giám sát là để bảo đảm khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng Xây Dựng.

Thực tế, chính Danh và Mai dùng số tiền gửi này trả nợ cho các khoản vay của Phạm Công Danh, không những không đảm bảo khả năng thanh thanh toán, mà Danh, Mai đã đẩy Ngân hàng Xây Dựng đến tình trạng suy yếu khả năng thanh toán.

Đề án tái cơ cấu do Danh, Mai lập. Danh, Mai gian dối để gửi tiền của Ngân hàng Xây Dựng sang BIDV. Danh rút tiền BIDV mua cổ phần nhằm kiểm soát Ngân hàng Xây Dựng cho mục đích cá nhân. Đây là kế hoạch từ trước của Phạm Công Danh, không hề có chuyện Ngân hàng Nhà nước thúc ép để Danh rút tiền trái phép.

Ai sai, ai đúng, ai thiệt hại

Không chỉ gian dối để gửi tiền sang BIDV, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai tạo lập các biên bản họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây Dựng để dùng số tiền gửi này bảo lãnh cho khoản vay của 12 công ty “ma” của Phạm Công Danh tại BIDV mà không hề có hồ sơ cấp tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.

Theo giám định của Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã vi phạm quy định về cấp tín dụng, các công ty vay vốn không có phương án kinh doanh, không có nguồn trả nợ khả thi…

Phạm Duy Thanh, Phó Trưởng phòng KHDN4 của BIDV Sở Giao dịch 2 khai “Tôi chỉ thẩm định trên dựa trên giấy tờ, không đi thẩm định thực tế”. Đặng Bảo Khoa, nhân viên Phòng KHDN1 BIDV Nam Sài Gòn khai “Báo cáo đề xuất tín dụng tôi lập là đánh giá chủ quan của tôi do tôi không trực tiếp gặp gỡ, không tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn mà tin tưởng vào các thông tin tại hồ sơ, tin tưởng là Hội sở đã thẩm định đầy đủ…”.

Việc ký Hợp đồng bảo lãnh giữa BIDV, Ngân hàng Xây Dựng và các công ty vay vốn cũng không thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, thiếu chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh, thiếu chữ ký của người thẩm định khoản bảo lãnh của Ngân hàng Xây Dựng. Như vậy, liệu Hợp đồng bảo lãnh này có vô hiệu?

Về việc gửi tiền của Ngân hàng Xây Dựng sang BIDV, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng chỉ được gửi tiền, nhận tiền gửi với ngân hàng khác với kỳ hạn tối đa 3 tháng. Ngân hàng Xây Dựng và BIDV ký hợp đồng tiền gửi với kỳ hạn 7 ngày, nhưng thực tế các bên đã ký phụ lục hợp đồng duy trì tiền gửi này trong thời gian 7 tháng, đồng thời dùng để bảo đảm cho khoản vay của các công ty có kỳ hạn tới 6 tháng. Phải chăng cả hai ngân hàng đều không thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và liệu Hợp đồng gửi tiền này có giá trị pháp lý không?

Sau khi sử dụng hơn 2.500 tỷ đồng tiền của Ngân hàng Xây Dựng gửi tại BIDV để trả nợ thay cho các công ty, Phạm Công Danh, Phan Thành Mai không hề yêu cầu các công ty nhận nợ, hay ghi nợ bắt buộc với các công ty này, cũng không yêu cầu các công ty này trả nợ. Khoản tiền này hiện Ngân hàng Xây Dựng không thu hồi được. Trong quá trình xử lý vụ án, Viện kiểm sát cho rằng khoản hơn 2.500 tỷ đồng do Ngân hàng Xây Dựng chuyển sang BIDV thông qua các quan hệ trái luật nên đã yêu cầu cơ quan điều tra thu hồi số tiền này.

Như vậy, cả BIDV và Ngân hàng Xây dựng đều có sai phạm, nhưng BIDV đã thu cả nợ gốc và lãi và được xác định là không thiệt hại.

Theo một số luật sư, Tòa cần đánh giá hiệu lực pháp lý của các hợp đồng này, sau khi xử lý các hợp đông này thì mới xác định được BIDV hay Ngân hàng Xây Dựng thiệt hại.

Báo Thanh niên đưa tin - Tại phiên toà xét xử công khai, ở phiên xét xử vào ngày 12.1, Phạm Công Danh khai: “Tại một cuộc họp tại NHNN phía Nam, dưới sự chủ trì là lãnh đạo cơ quan thanh tra giám sát nhà nước, cụ thể là ông Thảo, thì NHNN yêu cầu VNCB phải tăng vốn điều lệ, còn việc tăng vốn điều lệ ra sao, như thế nào thì do doanh nghiệp tự tính”.

Đối chất lời khai của Danh về việc bị NHNN thúc ép tăng vốn điều lệ, chủ toạ yêu cầu bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) trình bày thêm. “Tại cuộc họp đó, anh Danh trình bày 2 - 3 lần với NHNN rằng muốn chia nhỏ các gói tăng vốn điều lệ thành nhiều giai đoạn vì VNCB thời điểm đó rất khó khăn. Tuy nhiên, NHNN vẫn yêu cầu VNCB phải tăng vốn điều lệ theo phương án tái cơ cấu, nên theo nhận thức của bị cáo thì NHNN thúc ép Danh tăng vốn điều lệ”, Phan Thành Mai trình bày.

Nhắc lại những lời khai trên của Danh và Mai tại phiên toà, HĐXX và đại diện Viện KSND TP.HCM hỏi ông Thảo rằng có hay không cuộc họp trên. Ông Thảo thừa nhận có cuộc họp trên vào ngày 8.11.2013: “Sau đó, NHNN có thông báo sau cuộc họp. Thông báo có nhiều nội dung, trong đó có nội dung Tổ giám sát tại yêu cầu VNCB khẩn trương tăng vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông. Vì nếu không tăng vốn điều lệ thì nguy cơ VNCB phá sản”.

Theo Thanh Bình/PhapluatPlus  
Vietcombank cảnh báo các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản
Nhiều vé máy bay giá hấp dẫn cho kỳ nghỉ hè
“Vây cá mập” trên nóc ô tô dùng để làm gì?
TCI cùng 9 cổ phiếu Việt Nam vào MSCI Frontier Markets Small Cap Index
Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill - Hoa Kỳ chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng
Toyota Hilux phiên bản nâng cấp 2024 – “Uy mãnh chinh phục”
“Độc lạ' menu bữa tiệc của hai ngôi sao Michelin chỉ có 14 người được thưởng thức tại Capella Hanoi
SHB tối ưu phương thức xác thực cho khách hàng doanh nghiệp trên Internet Banking
Nestlé áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính
4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới đưa giải pháp về Tháp Tài chính 108 tầng
Vì sao nhiều người thường quấn khăn ướt vào tay nắm khi sạc xe điện?
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành 10 tiêu chí đối với camera giám sát
Mua xe chỉ từ 235 triệu đồng, người dùng 'phát sốt' với VinFast VF 3
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa
“Công thức” độc quyền làm nên chuẩn sống khó sao chép tại các khu đô thị Vinhomes
Vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Ứng dụng OPEN API để tạo ra trải nghiệm mới về ngân hàng tự động
Tin vui: Vietjet khai trương đường bay giữa Hà Nội và Hiroshima
Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng
Xem thêm