Thứ sáu, 26/04/2024 06:05
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/01/2023 09:00

Chụp CT gây ung thư không?

Chụp CT đang trở thành phương thức khám bệnh thông thường, bất kể là đau đầu, đau thắt lưng hay đau bụng. Chi phí chụp không cao nhưng liệu chụp CT có hại không?

Theo khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Y khoa Stanford, phương pháp chụp CT gây tổn hại đáng kể cho tế bào dù chưa chứng minh được mức độ tổn hại như vậy có khả năng gây ung thư hoặc gây bệnh khác hay không.

Chụp CT có hại như thế nào đối với cơ thể?

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế đây là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh an toàn, có nguy cơ rủi ro thấp. Vấn đề thường gặp nhất là phản ứng bất lợi của cơ thể với chất liệu tương phản tĩnh mạch.

Chất liệu tương phản tĩnh mạch còn được gọi là thuốc cản quang được sử dụng trong một số trường hợp để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường khi chụp CT. Thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa, phát ban, nổi mề đay hoặc nóng bừng khắp cơ thể. Tuy nhiên những triệu chứng này thường biến mất khá nhanh chóng.

Trên thực tế, chụp CT mỗi năm một lần sẽ không gây hại rõ ràng cho cơ thể. CT thực chất là một phương pháp kiểm tra tiếp xúc với bức xạ tia X. Tia X vốn thuộc loại bức xạ ion hóa, là nguồn bức xạ có thể gây ung thư nếu cơ thể con người tiếp xúc với bức xạ tia X trong thời gian dài. Theo thời gian, nó sẽ làm cho DNA của tế bào bị tổn thương, thậm chí gây đột biến gen, cuối cùng dẫn đến ung thư.

chup CT Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Lượng bức xạ nhận được khi chụp CT tương đương với 400 lần chụp X-quang và liều lượng bức xạ mà bệnh nhân nhận được gấp 5 đến 10 lần so với chụp X-quang.

Tuy nhiên, xét nghiệm thông thường nói chung không gây hại cho cơ thể, theo một số dữ liệu, liều bức xạ một lần không vượt quá 50mSv hoặc tổng liều trong một năm không vượt quá 100 mSv, tương đối an toàn và nói chung là không ảnh hưởng đến sức khỏe, chụp CT thông thường thì liều lượng bức xạ tiếp xúc sẽ không vượt quá ngưỡng này.

Chụp CT bao nhiêu lần sẽ gây ung thư?

Thỉnh thoảng thực hiện một hoặc hai lần kiểm tra CT sẽ không gây ra ung thư, nhưng nếu thực hiện nhiều lần kiểm tra trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ung thư do tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ.

Chụp CT bao nhiêu lần sẽ gây ra ung thư không có tuyên bố chính xác và cũng không có câu trả lời tiêu chuẩn, bởi vì vị trí chụp là khác nhau và lượng bức xạ tiếp nhận cũng khác nhau, Nên khám CT mỗi năm một lần, cho dù bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc một bệnh nào đó cũng không nên khám quá hai lần một năm.

chup CT Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Tại sao chụp CT có phóng xạ mà không thay thế bằng chụp cộng hưởng từ?

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp khám không dùng bức xạ, nhưng về cơ bản khác với chụp CT cả về nguyên lý và bệnh lý áp dụng nên không thể thay thế chụp CT. Kiểm tra CT có thể xác định liệu có tổn thương trong các mô, chẳng hạn như đầu, gan, ngực hoặc xương, thông qua quét đơn giản.

Mặt khác, MRI sử dụng nguyên lý từ trường, sử dụng các xung để tạo ảnh trên bất kỳ bề mặt nào và phù hợp để kiểm tra đầu, bụng, dây thần kinh, hệ thống sinh sản và các bệnh mô mềm. Hơn nữa, CT cần thời gian tương đối ngắn, có thể hoàn thành trong vài phút, trong khi MRI mất nhiều thời gian, có khi đến nửa giờ. MRI sẽ phát ra tiếng ồn tương đối lớn, một số bệnh nhân không thích hợp với phương pháp này, chẳng hạn như bệnh tim.

-> Thực hư đặt điện thoại cạnh gối ngủ gây ung thư

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Xem thêm