Thứ sáu, 03/05/2024 08:44
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/03/2018 07:51

Chồng cũ không chăm sóc con thì vợ cũ được quyền xin nuôi con không?

Chồng cũ bắt gặp vợ cũ đánh đập đứa con chung và muốn xin nuôi con thì phải làm sao?

Hỏi: Trước khi đến với tôi, chồng tôi đã từng kết hôn và có một đứa con. Khi ly hôn, do cháu còn nhỏ nên vợ trước của anh ấy được Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Sau khi ly hôn, chồng tôi vẫn thường xuyên qua thăm hỏi, động viên cháu và gửi tiền cấp dưỡng.

Dạo gần đây, đến thăm cháu, chồng tôi phát hiện cháu gầy yếu, trên người cháu có nhiều vết thương, vết bầm tím, hỏi thì cháu chỉ nói bị ngã. Nhưng tháng trước khi đến gặp cháu, chồng tôi bắt gặp vợ trước của anh ấy đang đánh đập cháu, mắng chửi rất dã man. Chồng tôi xót con nên đưa cháu về nhà chăm sóc thì vợ trước lại tìm tới gây sự.

Năm nay cháu 10 tuổi, giờ chúng tôi muốn trực tiếp nuôi dưỡng cháu, không muốn mẹ cháu tiếp xúc với cháu có được pháp luật cho phép không?

Empty

Chồng cũ không chăm sóc con thì vợ cũ được quyền xin nuôi con không? - Ảnh minh họa

Luật sư Đặng Thành Chung – Công Ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) trả lời

Theo những gì bạn kể, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: b) Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, chồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

-> Có luật nào buộc con dâu phải về quê chồng ăn Tết không?

Hành vi đánh đập, mắng chửi cháu của người vợ trước là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ của hành vi mà chị ta có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điều 49, 50, 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng, chị ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là 5 năm theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự.

Empty

Luật sư Đặng Thành Chung – Công Ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Theo khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ theo quy định trên và quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình, chồng của bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người vợ trước đối với cháu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm và có thể xem xét rút ngắn thời hạn này.

Video Những chiêu tự vệ của phái yếu

An Bình  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm