Thứ tư, 14/05/2025 02:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 09/09/2020 11:30

Cho trẻ sơ sinh nằm võng được không?

Cho con nằm võng - hành động tưởng chừng tốt cho con nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tác hại khôn lường khi trẻ sơ sinh nằm võng

Dễ làm móp hộp sọ của bé

Khi trẻ ngủ trên võng tư thế nằm thường nghiêng đầu về một phía làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng. Nhiều mẹ tìm giải pháp bằng cách cho con nằm gối, tuy nhiên cách này có thể làm cho bé bị khó thở, cổ bị quẹo. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên mặt phẳng để đảm bảo đầu và lưng thẳng hàng để định hình cột sống.

Tac hai khon luong khi cho tre nam vong 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ

Nhiều mẹ thường đung đưa võng để dỗ dành bé cưng ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Thực tế, cách này không tốt mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và cứng cáp như người lớn. Chỉ cần những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mắc hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ. Khi trẻ bị tổn thương nặng thường làm cho trí tuệ kém phát triển, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực.

Khiến trẻ bị ức chế thần kinh

Đôi khi mẹ bị nhầm lẫn giữa việc trẻ thích ngủ võng và bị ép ngủ võng. Trẻ sơ sinh nằm võng và được mẹ đung đưa, rung lắc nhiều làm cho cơ thể quá mệt mỏi nên chìm vào giấc ngủ. Mặc dù đã ngủ nhưng bé luôn có tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó cũng là lý do tại sao bé hay giật nảy mình, khóc thét, hai tay nắm chặt như cố bấu víu. Chắc chắn rằng não của bé sẽ chịu ảnh hưởng không tốt nếu tình trạng như vậy kéo dài liên tục.

Tac hai khon luong khi cho tre nam vong 2 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực

Vì võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ sẽ không được nâng đỡ nên dễ bị cong vẹo. Điều này là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành nên dễ bị cong theo độ lún của võng. Bên cạnh đó, khi đốt sống cong thì lưng sẽ gù, khiến trẻ khó thở, gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim, phổi,...

Thần kinh vận động kém phát triển

Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi,... Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm nào đó. Dẫn đến việc máu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.

Dễ gây tai nạn té, ngã

Tai nạn trẻ bị té, ngã khỏi võng rất nhiều vì không có sự canh chừng của người lớn. Ngoài ra, nằm võng còn tạo cho bé thói quen không tốt như luôn đòi hỏi mẹ phải ru ngủ, đung đưa võng trẻ mới ngủ ngon.

Tac hai khon luong khi cho tre nam vong Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Nên cho trẻ sơ sinh nằm võng như thế nào cho an toàn?

Để đảm bảo cho giấc ngủ cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh, hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ nên cho bé ngủ trên giường hoặc nằm trên một mặt phẳng an toàn. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho bé nằm võng. Tất nhiên, phải đảm bảo các điều kiện an toàn sau đây:

Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ nên dùng thêm một tấm đệm, tấm lót hoặc chiếc chiếu nhỏ đặt dưới lưng cho bé. Tạo cho bé tư thể ngủ thoải mái hơn, tránh cho cột sống bị cong, vẹo.

Chỉ cho bé nằm võng trong thời gian ngắn. Không để bé ngủ quá lâu hoặc ngủ suốt đêm.

Cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng được nâng đỡ.

Chuẩn bị những vật dụng chắn võng, tránh để trẻ bị té ngã nếu lật người trong lúc ngủ.

Không đung đưa trẻ quá mạnh và lâu, chỉ đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ.

-->> Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Xem thêm: Hướng dẫn cách quấn bé giúp bé ngủ ngon

Thu Chang (T/H)  
Vì sao người Việt trẻ ngày càng ngại kết hôn?
Cục máu đông là gì, hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả
Đang khỏe mạnh gặp 6 hiện tượng đau lưng này cần đến ngay bác sĩ
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
Gen Z sống khỏe từ bên trong: Tầm soát sớm để sống hết mình
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Thanh niên 22 tuổi mắc bệnh lạ, cơ thể nóng lên khi lạnh và lạnh băng khi chạm vật nóng
Tháo “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số và triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế tư nhân
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
300.000 trẻ bị hỏng thận vì sữa giả
6 loại rau nhiều người ăn nhưng dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 và những điều cần biết
Doanh nhân 42 tuổi bỏng dạ dày, thực quản sau khi uống 1 ngụm nước khoáng có gas
Lựa chọn và chế biến nội tạng động vật thế nào để an toàn?
Vì sao nam giới thường cao hơn nữ?
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Đại học Y tế Công cộng cùng Quỹ VinFuture phòng chống thuốc lá điện tử học đường
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Xem thêm