Thứ ba, 14/05/2024 08:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/08/2017 15:19

Chia tài sản và quyền nuôi con như thế nào khi vợ chồng ly thân?

Ly thân là dấu hiệu căn bản của khủng hoảng hôn nhân. Ly thân có thể được hiểu là việc hai vợ chồng không cùng chung sống nhưng vẫn là vợ chồng về mặt pháp lý. Có những trường hợp ly thân vẫn sống chung dưới một mái nhà nhưng ăn riêng, ngủ riêng, sinh hoạt riêng...

Khi cuộc sống vợ chồng gặp phải những mâu thuẫn không thể hòa giải, cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng bế tắc nhưng vì một lý do nào đó mà họ không muốn ly hôn để chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng trước pháp luật thì đa số các cặp vợ chồng thường chọn giải pháp ly thân.

2

Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung

Khi ly thân, hai người vẫn có mối quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, do đó, quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn được áp dụng để giải quyết các mối quan hệ về tài sản và con chung.

+ Về tài sản: Những tài sản phát sinh trong thời kỳ ly thân được coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai người hoặc một bên chứng minh được đó là tài sản riêng của mình theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

Việc chia tài sản sẽ thực hiện theo thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp:

- Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Việc chia tài nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

1

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản

+ Về con chung: căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, con sinh ra trong thời kỳ ly thân vẫn được xác định là con chung của vợ, chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

"Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Công ty Luật Toàn Quốc  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm