Hội KHHGĐ Việt Nam tích cực đổi mới, mở rộng công tác truyền thông
Hội KHHGĐ ngày càng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người dân, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người và phải là con người có sức khỏe và trí tuệ.
Nhiệm vụ trọng tâm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết 47/NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện chính sách Dân Số và kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về Dân Số, kết hợp với việc thực hiện có hiệu quả CSSKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò quan tâm của gia đình, thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo tính bền vững chương trình dân số tiến tới ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đa dạng các hình thức tuyên truyền
Theo PGS.TS Phạm Bá Nhất, chủ tịch Hội KHHGĐ Việt Nam cho biết, thời gian qua, Hội KHHGĐ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm từng bước nâng cao nhận thức của người dân, tạo chuyển biến, thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ. Trong đó, tập trung triển khai sâu rộng đến các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể, tại cộng đồng, gia đình, dòng họ và nhất là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Nội dung tuyên truyền thiết thực, sinh động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút sự quan tâm của mọi người.
Hội KHHGĐ các tỉnh thành cũng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ DS các cấp, y tế cơ sở để tuyên truyền, vận động nhằm hình thành và duy trì bền vững hành vi tích cực về DS-KHHGĐ của các tầng lớp nhân dân... Qua đó, nhiều mô hình hay, điển hình tiên tiến về công tác DS-KHHGÐ đã được duy trì, nhân rộng, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và toàn xã hội, như mô hình “Khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên”, “Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh”, sinh hoạt câu lạc bộ “Sức khỏe sinh sản vị thành niên và tiền hôn nhân”… đã góp phần không nhỏ trong chuyển đổi hành vi thực hiện chính sách DS-KHHGĐ theo hướng tích cực của người dân trên phạm vi cả nước.
Trên thế giới hiện nay, xu hướng hợp tác giữa các tổ chức đang được đẩy mạnh, đặc biệt là các phương thức hoạt động, tuyên truyền bằng sức mạnh cùng lúc của nhiều tổ chức, nhiều tiếng nói và nhiều hình thức khác nhau đang tạo hiệu quả cao trong công tác truyền thông.
Trong chiến lược 2028 của IPPF, Kế hoạch Chiến lược 2023-2028 của Hội cũng như trong thực tiễn, Hội đang hưởng ứng và tham gia thực hiện nhiều chương trình hợp tác với các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, phấn đấu tham gia vào các mạng lưới hoạt động chuyên sâu về tuyên truyền các lĩnh vực như phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, chăm sóc người đồng tính, người khuyết tật, người di cư....
Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cũng là một ưu tiên nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, học hỏi những kinh nghiệm truyền thông trên các nền tảng công nghệ thông tin, kỹ thuật số từ các tổ chức quốc tế giàu kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực hoạt động với Hội.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí
Hội KHHGĐ Việt Nam luôn chú trọng phối hợp với các cơ quan báo chí, đặc biệt là Tạp chí Gia đình Việt Nam để tăng cường công tác truyền thông.
“Tạp chí Gia đình Việt Nam luôn tạo điều kiện đăng tải tin bài, phóng sự về hoạt động của trung ương Hội và các tỉnh thành Hội, đặc biệt là các bài viết nhân dịp kỷ niệm thành lập Hội, các bài viết chuyên đề, đánh giá, sự kiện lớn của Hội” – Ông Phạm Bá Nhất cho biết.
Đổi mới, sáng tạo trọng các hoạt động truyền thông trên các nền tảng xã hội
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Hội KHHGĐ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến hoạt động truyền thông trên các nền tảng xã hội bởi vì đây là một kênh truyền thông có thể tiếp cận đông đảo người dùng và tạo được sức lan toả nhanh chóng, mạnh mẽ.
Trang fanpage Hội KHHGĐ Việt Nam ra đời từ năm 2022, đến nay đã có hơn 1.000 lượt thích và lượt theo dõi. Hình thức bài viết trên trang được đa dạng hóa bên cạnh tin bài truyền thống như video, Infographics, chia sẻ nhật ký,... nội dung hấp dẫn giúp tăng phạm vi tiếp cận và thu hút người đọc, nhiều bài viết có lượt tương tác cao. Trung bình 1 tháng, Fanpage Hội có từ 20-25 tin bài được cập nhật, vào các sự kiện, chiến dịch có thể có từ 5-10 bài viết/ngày.
Cùng với đó là các trang facebook của các tỉnh Hội, các phòng khám liên tục đăng tải các hoạt động từ cơ sở. 100% cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở và hàng nghìn tình nguyện viên sử dụng trang cá nhân phục vụ công tác tuyên truyền.
- Tin liên quan
- • Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền, khám SKSS cho người dân
- • Hội KHHGĐ tỉnh Nam Định đón đoàn công tác Hội Dân số - Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc
- • Thành tựu nổi bật của Hội KHHGĐ Việt Nam năm 2023
- • Hội Dân số - Sức khỏe và Phúc lợi Hàn Quốc làm việc với Cục Dân số - KHHGĐ và Hội KHHGĐ Việt Nam
- • Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp gần 60.000 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong năm 2023