Thứ tư, 21/05/2025 14:15     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/05/2025 14:15

Cách nào giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ em?

Rôm sảy ở trẻ em là tình trạng thường gặp. Vậy có cách nào giúp cải thiện rôm sảy để bé sớm lấy lại làn da mịn màng?

Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy?

Có nhiều lý do khiến bé bị nổi rôm sảy, nhưng đa phần do các yếu tố dưới đây:

- Trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh) do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu thêm thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi. Đây chính là điều kiện thuận lợi gây ứ đọng và bít tắc tuyến mồ hôi, từ đó gây ra rôm sảy.

- Ba mẹ cho trẻ mặc đồ kín, dày, không thấm hút mồ hôi. Với trẻ nhỏ, việc mặc tã quá thường xuyên hay quá chật cũng là nguyên nhân dẫn đến rôm sảy.

- Mùa hè, tiết trời nắng nóng và ẩm khiến vi khuẩn “thường trú” ngoài da phát triển mạnh mẽ. Nếu trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy.

- Rôm sảy cũng thường gặp hơn ở trẻ bị nóng sốt, thân nhiệt tăng cao và đổ mồ hôi nhiều. Hoặc các bé hiếu động, hoạt động cả ngày làm tăng tiết mồ hôi thì cũng dễ bị nổi rôm sảy.

Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng rôm sảy

Rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, cổ, ngực, lưng,... Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì vậy, trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu. Vị trí rôm sảy chủ yếu ở các vùng da có nhiều mồ hôi như da đầu, trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Bệnh thường lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ gãi nhiều làm mụn rôm xây xát, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn cần điều trị.

Rôm sảy đặc trưng bởi các nốt mẩn đỏ lấm tấm trên da.

Các loại rôm sảy thường gặp

Có 3 dạng rôm sảy thường gặp ở trẻ bao gồm:

- Rôm sảy dạng tinh thể: Loại rôm sảy này không có viêm, các mụn nước nông ở lớp sừng, không để lại sẹo.

- Rôm đỏ: Rôm sảy loại này là các sẩn màu đỏ tạo thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực gây ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu cho trẻ. Thể rôm đỏ hay gây biến chứng bội nhiễm, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm.

- Rôm sâu: Biểu hiện là các sẩn 1-3 mm, màu nhạt, cứng, thường xuất hiện ở thân mình, có thể gặp ở chân tay và không ngứa, không gây cảm giác châm chích khó chịu như ở thể rôm đỏ. Rôm sâu thường xảy ra sau khi bị rôm đỏ kéo dài.

Rôm sảy dạng tinh thể có các mụn nước nông ở lớp sừng.

Cách cải thiện rôm sảy cho trẻ

Để giúp giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn và hạn chế viêm da, cha mẹ có thể tham khảo những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh dưới đây:

- Thoa thuốc trị rôm sảy: Một số loại thuốc có thể làm giảm bớt tình trạng rôm sảy và giúp trẻ giảm ngứa. Tuy nhiên, cha mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

- Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho da bé: Giúp rôm sảy ở trẻ sơ sinh không trở nên trầm trọng hơn.

- Vệ sinh sạch sẽ mồ hôi trên cơ thể trẻ.

- Hạn chế để bé vận động nhiều, tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi

- Tắm cho trẻ mỗi ngày. Ở những vùng nếp gấp như nách, bẹn… cần được lau sạch sẽ để mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Sau khi tắm, bố mẹ lau khô da bé bằng khăn tắm mềm, chất liệu thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ tránh khiến da bị tổn thương.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để bé không bị nóng bức. Khi vùng da rôm sảy được thoáng mát, tình trạng rôm sảy sẽ nhanh chóng giảm.

Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc đúng cách tại nhà.

Bên cạnh việc chăm sóc đúng cách tại nhà, nhiều cha mẹ hiện nay cũng tin tưởng lựa chọn các loại gel bôi ngoài da có thành phần thiên nhiên lành tính để hỗ trợ làm dịu và phục hồi làn da bé.

Các nghiên cứu cho thấy, những thành phần như nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan có khả năng:

- Hỗ trợ giúp làm sạch da, kháng khuẩn.

- Giúp làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã.

- Hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ da, cho làn da mềm mại, khỏe mạnh.

Do đó, đây cũng là một giải pháp hỗ trợ giúp bé nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cũng như lưu ý khi áp dụng các cách trị rôm sảy cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng rôm sảy để có thể đạt hiệu quả cao khi xử lý cho trẻ.

Gel Subạc - Giúp làm sạch da, kháng khuẩn, bảo vệ da

Gel Subạc có thành phần nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan giúp làm sạch da, kháng khuẩn; Giúp làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã, bỏng nhẹ; Giúp chăm sóc và bảo vệ da, cho làn da mềm mại, khỏe mạnh; Góp phần làm mờ các vết thâm trên da.

Cách dùng

Thoa gel ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào da sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược - Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 448/24/XNQCMP-YTHN

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Anh Thư  
Cách nào giúp cải thiện rôm sảy ở trẻ em?
Ca mắc Covid-19 tăng báo động: Người bệnh có cần cách ly y tế?
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Bác sĩ 101 tuổi tự lái xe du lịch khắp thế giới nhờ 7 thói quen hàng ngày
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư
Thực phẩm mốc nên vứt bỏ hay cắt phần hỏng để dùng tiếp?
Hơn 10% ca ung thư tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 40: Bác sĩ chỉ 2 việc giới trẻ cần làm ngay
Phụ nữ học vấn cao, thu nhập tốt ngày càng uống nhiều rượu bia
6 loại bệnh không thuộc nhóm di truyền nhưng cả nhà đều mắc
Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày tốt không, liệu có gây thiếu hụt vitamin D?
Bướu cổ lành tính: Tất cả những điều cần biết
Ưu việt từ phương pháp “Sinh không đau – không lo biến chứng” tại khoa Phụ sản Bệnh viện Mặt Trời
Tiếng khóc nghẹn ngào của cô gái trẻ nơi hành lang bệnh viện
Vì sao người chạy marathon cần tầm soát bệnh tim mạch?
Xem thêm