Thứ tư, 01/05/2024 22:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 05/02/2019 06:30

Bức tranh kinh tế năm 2019: Nhiều gam màu sáng nhưng khó có sự đột phá

Biến động của tình hình kinh tế thế giới cùng với áp lực tăng trưởng phụ thuộc khu vực đầu tư từ nước ngoài, là những thách thức cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế VN 2019

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phác họa kế hoạch năm 2019 với những con số dưới đây: Tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6,6 - 6,8%, tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI bình quân khoảng 4-5% so với năm 2018.

Trong đó, khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 đạt khoảng 2.036 - 2.097 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7,7-11% so với năm 2018, bằng khoảng 33-34% GDP. Xuất khẩu hàng hóa năm 2019 dự kiến đạt khoảng 256 tỷ USD, tăng khoảng 7-8% so với năm 2018; nhập khẩu hàng hóa dự kiến đạt khoảng 261 tỷ USD, tăng khoảng 10%; nhập siêu khoảng 5 tỷ USD, chiếm dưới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm 2019 tăng trưởng ổn định và cán cân tổng thể dự kiến thặng dư khoảng 11 tỷ USD, tương đương với năm 2018.

Empty

Thủ tướng thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất lớn.

Mặc dù đưa ra những con số lạc quan là thế, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu tâm một số rủi ro, thách thức tới nền kinh tế Việt Nam năm 2019 như chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, nền kinh tế lớn kết hợp với yếu tố rủi ro địa chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại nội địa, chủ nghĩa dân tuý.

Đó là những thách thức đến từ các yếu tố nội tại của nền kinh tế như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần bị suy giảm; Trình độ phát triển khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn người ngoài còn chênh lệch, nhất là trong xuất nhập khẩu. Động lực tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế trong nhiều năm qua là vốn đầu tư và công nghiệp khai khoáng không còn nhiều dư địa, đang dần được thay thế bởi công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất với chủ đề “Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau gần 2 thập niên, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ năm 2010. Sứ mạng của Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) đã hoàn thành và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới, không còn là nơi huy động viện trợ cho Việt Nam nữa, mà là một Diễn đàn với tên gọi Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) với mục tiêu tạo ra cơ chế đối thoại chính sách giữa Việt Nam với các nhà tài trợ nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam.

Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 2019

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%.

Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%; Số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%;Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.

tang-truong

Tăng trưởng liên tục đạt mức cao, bình quân 6,63%. Năm 2018, GDP dự kiến tăng khoảng 7%, thu nhập bình quân khoảng 2.540 USD/người (tính theo sức mua tương đương trên 7.200 USD). Cùng với kinh tế phát triển, Việt Nam cũng rất thành công trong giảm nghèo.

Tỷ lệ nghèo nếu tính theo tiêu chuẩn cũ với mức chi tiêu dưới 1,9 USD/ngày- người, thì chỉ còn 2% vào năm 2017; nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều mới, thì con số này là 9,8%. Tuổi thọ bình quân người Việt Nam đạt hơn 76 tuổi, trong khi bình quân thế giới là 72 tuổi, khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là 74,5 tuổi. Tăng trưởng là vậy nhưng, Thủ tướng thừa nhận rằng, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ bị bỏ lại và rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất lớn.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng 2018 về chất lượng thể chế của Việt Nam ở vị trí 94/140. Điều này cho thấy, Việt Nam đang ở thế bất lợi trong cạnh tranh toàn cầu. Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng phải tìm ra cách làm hiệu quả hơn, tốt hơn. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam chỉ có 40% lực lượng lao động qua đào tạo và thuộc nhóm các quốc gia chưa săn sàng trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Bất động sản vẫn là điểm sang, hướng khởi trong năm 2019

_L3A3157

Nhận định về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2018, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết: Nhờ sự điều tiết tốt của Chính phủ, lo sợ về bong bóng bất động sản đã không xảy ra, thị trường phát triển ổn định. Năm 2019, Tập đoàn FLC vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản, với nguồn vốn dồi dào tư nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh thị trường bất động sản thương mại thông thường, bất động sản nghỉ dưỡng được Tập đoàn FLC đẩy mạnh với nguồn cung lớn. Thực tế cho thấy, cuối năm 2018, Tập đoàn FLC đã phải kiềm chế, hạn chế bán ra với sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Tôi cho rang, bất động sản vẫn là điểm sáng điểm hướng khởi trong 2019, là kênh đầu tư có thể hiệu quả nhất, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.

VLN_9955_zing

Kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi, nhưng còn thiếu vừng chắc, thương mại tiếp tục tăng, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuât và đời sống. Đồng thời cũng có nhiều lo ngại về sự nổi lên của tư tưởng bảo hộ, chiến tranh thương mại, xung đột và căng thẳng chính trị ở một số nơi trên thế giới, biến động khó lường của giá dâu mỏ, cạnh tranh địa chính trị tại khu vực ngày càng phức tạp... ảnh hưởng đên các chính sách phát triên của các quôc gia, trong đó có Việt Nam.

Chuyển hóa 3 điểm nghẽn thành 3 đột phá chiến lược

Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục tập trung giải quyết 3 điểm nghẽn để chuyển hóa thành 3 đột phá chiến lược thực sự phục vụ cho yêu cầu phát triển. Cụ thể, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.

Tập trung chuyển đổi số trong đó ưu tiên xây dựng khung pháp lý về số hoá và cổng dịch vụ công quốc gia. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đánh giá cán bộ để lựa chọn được người tài phục vụ trong hệ thống hành chính.

41101f494308aa56f319

Bên cạnh đó, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững.

“Chúng tôi luôn hiểu rằng, con người là trung tâm, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Con người và công nghệ ví như chiếc chìa khóa và cái ổ khóa, phải tương thích với nhau. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không còn ý nghĩa nếu nếu chúng ta thiếu vắng con người 4.0”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho rằng, dù hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhiều nhưng nhìn chung tính đồng bộ, kết nối còn hạn chế, cần tìm mọi giải pháp khơi thông mọi nguồn lực, tạo lập các cơ chế sáng tạo trong họp tác công tư để gia tăng nhanh chóng năng lực kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển, nhất là trong kết nối vùng miền, các cụm kinh tế trọng điếm.

“Trong giai đoạn tới, chúng tôi ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ sô đê tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế”, Thủ tướng khẳng định.

Bên cạnh sự tiếp nối 3 đột phá nêu trên, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ sẽ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tàng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.

Một là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0.

“Tôi cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam tăng năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng chỉ rõ.

Trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay, thì những rào cản công nghệ truyền thông không còn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá. Song song với nó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

“Có ý tưởng tốt thôi chưa đủ, ý tưởng đó cẩn phải được “ươm tạo” trong các vườn ươm, tạo môi trường để phát triển và biến các start-up này thành doanh nghiệp tầm cỡ, đem lại giá trị cao cho nền kinh tế”, Thủ tướng chỉ rõ.

Hai là, thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng cho rằng, các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nên kinh tê trong điều kiện môi kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động. Các doanh nghiệp ngành có sức trở mình lớn, không bị vướng nhiều ràng buộc về thể chế và quy mô.

Thủ tướng cũng khẳng định rằng, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân. Sáng tạo và Khởi nghiệp - tập trung vào tầng lớp thanh niên trẻ, có khát vọng, sáng tạo, dám làm, chấp nhận vấp ngã và biêt đứng lên 1 cùng là nguôn tăng trưởng vê so lượng và chất lượng các doanh nghiệp thế hệ mới.

“Hiện nay, chúng tôi đang hun đúc tinh thần khởi nghiệp không sợ hãi trong giới trẻ và mong muốn các đối tác phát triển hãy cùng đồng hành với các bạn trẻ chúng tôi trên bước dường khởi nghiệp và cùng ghi dấu ấn thành công”.

10 dấu ấn kinh tế nổi bật năm 2018

1-Tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08%, cao hơn mục tiêu 6,7% đề ra và cũng cao hơn mọi dự báo.

Kim ngạch xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm ước đạt trên 482,23 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên, Việt Nam đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD.

Dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục, ước đạt 60 tỷ USD, tăng 3,3 lần so với cách đây 3 năm, khi Chính phủ bắt đầu nhiệm kỳ mới.

Môi trường kinh doanh, đầu tư được cải thiện mạnh mẽ, thúc đẩy các kế hoạch đầu tư lớn của khu vực kinh tế tư nhân.

Thành công nổi bật trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với trên 35,46 tỷ USD.

Việt Nam đăng cai Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN)

Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Kinh tế nông thôn phát triển với nhiều kết quả tích cực

Kỷ lục đón 15 triệu lượt khách quốc tế

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đi vào hoạt động, trở thành đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty lớn với số vốn 1 triệu tỷ đồng, tài sản trị giá 2,3 triệu tỷ đồng.

Thu Hương  
Hơn 400 người thương vong do TNGT trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Đột nhập bệnh viện đánh thuốc mê trộm tài sản
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Toàn quốc xảy ra 277 vụ TNGT, làm 109 người chết trong 4 ngày nghỉ lễ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Vụ hai xe khách tông nhau ở Gia Lai: 1 xe chạy tốc độ 84km/h
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
2 xe khách chở trên 50 người tông nhau, nhiều người thương vong
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Xem pháo hoa dịp lễ 30/4 - 1/5 ở đâu?
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
5 điểm trông giữ xe vào viếng lăng Bác dịp nghỉ lễ
Đau bụng âm ỉ cả tháng, bất ngờ phát hiện xương cá đâm xuyên thành ruột
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc tại Hà Nội phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Acecook Việt Nam là đơn vị tài trợ chính cho lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản
Xem thêm