Thứ năm, 24/04/2025 08:24     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/04/2025 08:24

Bà bầu 8 tháng thoát chết nhờ... ChatGPT

Bà bầu 8 tháng chỉ hỏi ChatGPT một câu "cho vui", nhưng công cụ AI này lại yêu cầu cô đo huyết áp và đi bệnh viện gấp, nhờ thế mà cả cô và em bé trong bụng được cứu sống.

Natallia Tarrien (28 tuổi, sống tại South Carolina, Mỹ) vừa sinh con ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Điều đáng nói, mẹ bầu đã nhờ tới sự tư vấn của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT khi thấy cơ thể có bất thường, nhờ đó cô và em bé đã thoát được khỏi tình huống nguy hiểm tính mạng.

Khi cảm thấy hàm mình căng cứng lạ thường, Natallia Tarrien theo thói quen mở điện thoại gõ lệnh hỏi ChatGPT: "Tại sao hàm của tôi lại căng cứng?". Natallia Tarrien cho biết bản thân chỉ "hỏi cho vui" chứ không thực sự nghiêm túc. Tuy nhiên, ChatGPT lại cảnh báo cô nên lập tức kiểm tra huyết áp của mình.

Sau khi lấy máy đo huyết áp, Tarrien kinh ngạc khi thấy huyết áp của mình cao một cách bất thường. Cô nghĩ huyết áp sẽ giảm xuống nhưng nó chỉ tiếp tục tăng lên theo thời gian. Bà bầu liền gửi kết quả cho ChatGPT và công cụ này hối thúc cô lập tức gọi xe cấp cứu đến bệnh viện.

Nhờ sự giúp đỡ của ChatGPT, Natallia Tarrien hạ sinh em bé mà không gặp biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: MSN)
Nhờ sự giúp đỡ của ChatGPT, Natallia Tarrien hạ sinh em bé mà không gặp biến chứng nguy hiểm/Ảnh: Instagram

Khi đến nơi, huyết áp của Natallia Tarrien đã tăng lên 200/146. Các bác sĩ vội vàng đưa cô vào phòng sinh. Họ nói cô rất may mắn vì đến bệnh viện kịp thời, chỉ chậm một lát nữa là có thể nguy hiểm tính mạng.

Tarrien được chẩn đoán mắc tiền sản giật, một dạng biến chứng thai sản có thể dẫn đến hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu không kịp điều trị. Sau khi sinh 5 ngày, tình trạng của cô vẫn không ổn định, huyết áp liên tục tăng cao.

Cô chia sẻ: "Tôi thậm chí còn mất thị lực trong một khoảng thời gian ngắn, đến mức không thể nhìn rõ mặt đứa con mới chào đời. Nhớ lại trải nghiệm tồi tệ vừa qua, tôi không khỏi cảm thấy rùng mình".

Các bác sĩ cho biết, đôi khi một dấu hiệu nhỏ nhất cũng cho thấy cơ thể có điều bất ổn. Thai kỳ thường đi kèm với nhiều triệu chứng chưa bao giờ gặp, vì vậy các bà bầu cần liên hệ với trung tâm y tế ngay để được tư vấn nếu có dấu hiệu bất thường.

Hiện tại, cô và con trai đều đã an toàn và khỏe mạnh. Natallia Tarrien đăng tải lời cảm ơn ChatGPT trên trang mạng xã hội của mình: "Cảm ơn ChatGPT. Bạn đã cứu sống hai mạng người".

Ảnh minh họa/Nguồn: SHUTTERSTOCK

Đây không phải lần đầu tiên ChatGPT cứu nguy cho con người. Trước đó, ChatGPT từng chẩn đoán đúng vấn đề sức khỏe của 1 cậu bé 4 tuổi trong khi 17 bác sĩ thăm khám trước đó không thể tìm ra.

Theo đó, kể từ sau đại dịch COVID-19 diễn ra, cậu bé 4 tuổi Alex (người Mỹ) có nhiều biểu hiện bất thường như đau răng, chậm phát triển và khó giữ thăng bằng. Người mẹ là Courtey rất lo lắng, đưa con đi khám với 17 bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Tuy nhiên, không có bác sĩ nào đưa ra chẩn đoán khẳng định Alex mắc bệnh gì.

Khi bệnh tình của Alex ngày càng diễn biến xấu, Courtney quyết định hỏi công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT như phương pháp cuối cùng. Cô tỉ mỉ liệt kê các triệu chứng và cung cấp các xét nghiệm của Alex.

Chỉ trong chốc lát, ChatGPT trả về kết luận rằng cậu bé mắc hội chứng trói buộc tủy sống - một rối loạn gây ra khi tủy sống bị hạn chế chuyển động do gắn chặt vào ống sống. Trường hợp mắc bệnh khi còn nhỏ tuổi như Alex rất hiếm gặp. Với manh mối này trong tay, Courtney liên hệ với các nhóm cộng đồng hỗ trợ trực tuyến trên mạng xã hội và tìm thấy cha mẹ của những đứa trẻ có triệu chứng tương tự Alex.

Cuối cùng, một bác sỹ phẫu thuật thần kinh sau khi xem hết các tài liệu đã xác nhận chẩn đoán của ChatGPT là hoàn toàn chính xác. Người mẹ lập tức đưa con đến bệnh viện để phẫu thuật cột sống. Alex đang trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Mặc dù những trường hợp trên cho thấy tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe nhưng các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng, các công cụ AI như ChatGPT không thể thay thế cho bác sĩ có trình độ cao mà chỉ có tính tham khảo. Khi cảm thấy bản thân không khỏe, nên chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa vì đó là giải pháp thay thế an toàn, đáng tin cậy hơn.

Phương Anh (Theo India Today)  
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Phụ nữ cần tiêm vaccine gì trước khi mang thai?
Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật
Rộ trào lưu nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi và tai trị bách bệnh: Bác sĩ nói gì?
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Mất ngủ kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Nữ sinh 22 tuổi suýt mất mạng sau những triệu chứng nghi ngờ cảm cúm
Tập luyện cường độ mạnh buổi tối ảnh hưởng giấc ngủ, giảm khả năng phục hồi của cơ thể
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tư thế ngủ tốt cho người mắc 8 loại bệnh mạn tính
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Từ vụ 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất: Biết 5 cách này để an toàn cho cả nhà
Ứng dụng AI trong điều trị cá thể hóa ung thư vú tại Việt Nam
BVĐK Tâm Anh, VNVC xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống trên TikTok
Vụ sữa giả quy mô lớn: Trách nhiệm thuộc về ai khi gần 600 sản phẩm 'lọt lưới'?
Bí quyết hết đau lưng do thoái hóa cột sống của tôi
Xem thêm