Thứ ba, 08/07/2025 11:22     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 08/07/2025 11:22

Tịnh thân cung nữ: Sự thật tàn khốc sau ánh hào quang hoàng cung

Trong thời cổ đại, cung nữ trước khi nhập cung cũng phải trải qua quá trình “tịnh thân” giống như thái giám. Việc “tịnh thân” không chỉ gây tổn hại đến thể xác mà còn là sự hủy hoại tinh thần đối với họ.

Tại sao phụ nữ nhập cung lại phải tịnh thân?

Theo Sohu, trong xã hội phong kiến, việc nối dõi tông đường được xem là điều thiêng liêng. Với các gia tộc quyền quý đặc biệt là hoàng thất, việc bảo đảm dòng máu thuần khiết càng được đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có cơ hội sinh con nối dõi. Vai trò và quyền lực của phụ nữ thời xưa vốn rất thấp kém. May mắn thay, xã hội hiện đại đã loại bỏ những quan niệm đó, trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ. Nhưng với phụ nữ thời xưa, cuộc đời họ đầy đau thương.

Chế độ đa thê được thực thi rộng rãi. Phụ nữ phải chịu nhiều hình phạt tàn khốc, cuộc sống bị kiểm soát, hạn chế tự do.

Hoàng đế là người có quyền lực tối thượng, sở hữu hàng trăm phi tần mỹ nữ. Những phi tần này phần lớn được tuyển chọn kỹ càng, ai cũng mong được sủng ái để đổi đời.

Còn với cung nữ nếu muốn trở thành phi tần không phải là điều dễ dàng. Nhiều người cả đời không được gặp mặt vua, sống trong cung lạnh lẽo, cơ cực.

Trước khi nhập cung, cung nữ cũng phải trải qua quá trình tịnh thân cực kỳ dã man. Dù nam giới như thái giám cũng phải tịnh thân, nhưng việc “tịnh thân” với cung nữ còn nghiêm ngặt và đau đớn hơn nhiều.

Ảnh minh họa (Nguồn: Baidu)

Quá trình tịnh thân diễn ra như thế nào?

Cung nữ trong cung có địa vị rất thấp, thường xuyên bị phi tần và thái giám bắt nạt. Họ cũng mong được vua để mắt đến, nhưng giữa vô số mỹ nhân, cơ hội ấy gần như bằng không.

Một số cung nữ tìm cách quyến rũ hoàng thượng để được nâng thành thứ phi. Điều này khiến các phi tần lo sợ nên họ đưa ra biện pháp trừng phạt dã man: hình phạt “u bế”.

Hình phạt “u bế” xuất hiện từ thời Hán, dùng búa gỗ đập vào bụng cung nữ, làm tổn thương cơ quan sinh sản khiến họ không còn khả năng mang thai.

Một số người cho rằng, cách làm này sẽ khiến xương nhỏ nơi vùng kín rơi ra, bít lối sinh dục, ngăn chặn hoàn toàn quan hệ nam nữ.

Đến thời Đường, các cung nữ cũng bị tịnh thân. Những bà lão có kinh nghiệm sẽ lén dùng móc sắt phá hủy bộ phận sinh sản khi cung nữ đang ngủ khiến họ mất khả năng sinh con. Không ít người vì thế nhiễm trùng rồi chết.

Sang thời Minh (giai đoạn trung và cuối), hậu cung tiếp tục áp dụng hình phạt “u bế”. Khi “mẫu nghi thiên hạ” là người sinh được con trai, những cung nữ không có khả năng sinh con dù được sủng ái cũng chẳng thể đổi đời.

Đến thời Thanh, việc tịnh thân mới dần biến mất. Chế độ đãi ngộ dành cho cung nữ có phần cải thiện nhưng đẳng cấp vẫn phân biệt rõ rệt, cung nữ luôn là người dưới đáy xã hội.

Ảnh minh họa (Nguồn: Baidu)

Phim cổ trang có thể mô tả những cuộc đấu đá trong hậu cung một cách hấp dẫn nhưng lại che giấu đi hiện thực tàn khốc. Phần lớn cung nữ sống âm thầm, chịu đựng, kết cục rất bi thương.

Trước khi tịnh thân, cung nữ sẽ phải uống một loại thuốc đặc chế có tác dụng gây tê, tương tự như “ma phí tán” của Hoa Đà để giảm bớt đau đớn trong quá trình thực hiện.

Trong lúc tịnh thân, người ta sẽ dùng móc sắt đưa vào âm đạo, phá hủy tử cung để đảm bảo họ không thể sinh sản.

Dưới điều kiện y tế lạc hậu, đây là một loại phẫu thuật cực kỳ nguy hiểm. Nhiều cung nữ chết trong quá trình này. Sang thời Tống, phương pháp có phần thay đổi nhưng nguy cơ tử vong vẫn cao.

Một số người do thể trạng yếu, đau quá mà ngất xỉu, thậm chí chết trên bàn mổ. Nếu may mắn sống sót, họ vẫn có thể bị ảnh hưởng suốt đời bởi di chứng kéo dài.

Điều đáng nói là, trong khi việc “hoạn” nam giới (tạo thái giám) kéo dài đến tận cuối triều Thanh thì việc “tịnh thân” cung nữ dần bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, việc không còn tịnh thân không đồng nghĩa cuộc đời cung nữ trở nên dễ chịu hơn. Họ vẫn bị coi thường, sai một ly là bị trừng phạt nặng nề.

Trong lịch sử, số lượng cung nữ được thăng lên làm phi tần là rất ít. Đa phần sống âm thầm, chẳng được ai nhớ đến, cũng chẳng có tương lai. Dù có được thả ra khỏi cung, họ vẫn rất khó hòa nhập xã hội vì không có nghề nghiệp, tiền bạc hay chỗ dựa. Một số phải sa chân vào lầu xanh, số khác nương nhờ người thân hoặc lấy chồng nhưng đa phần kết cục vẫn rất buồn.

Việc cung nữ thời cổ đại phải trải qua quá trình “tịnh thân” trước khi nhập cung là minh chứng cho sự tàn nhẫn của chế độ phong kiến. Đó là sự chà đạp nghiêm trọng lên thân thể, tinh thần và nhân phẩm con người. Chúng ta cần ghi nhớ lịch sử, trân trọng những giá trị văn minh của hiện tại, nơi mà quyền con người, quyền tự do và nhân phẩm được đề cao.

 

T. Linh  
Tịnh thân cung nữ: Sự thật tàn khốc sau ánh hào quang hoàng cung
Người đàn ông ngừng tim nghi do điện giật khi đang sửa bồn nước
Cách điều trị bảo tồn suy thận mạn an toàn, hiệu quả
Tin lời bạn gái mạng, nam thanh niên khổ sở cảnh 'địa ngục' tại Campuchia
Khoa học bác bỏ 10 quan niệm truyền miệng từng khiến thai phụ khổ sở
Bị xơ gan, ung thư sau 2 tháng phát hiện viêm gan B
Lập trình viên 23 tuổi phải điều trị tâm thần vì “ám ảnh cuộc họp”
Bất ngờ phát hiện viêm da ký sinh trùng nhờ mụn trứng cá trên mặt
Nhập viện nguy kịch sau 3 ngày ăn tiết canh
Ù tai ở người trẻ: Nguyên nhân và giải pháp cải thiện
Buổi tối bật điều hòa hay quạt máy để tốt cho sức khỏe?
Người hay gặp ác mộng lão hóa nhanh và nguy cơ tử vong sớm hơn
Vì sao ngồi nhiều gây đau lưng, có nguy hiểm không?
Bệnh nhân trẻ thoát nguy cơ đột tử sau cơn ngất xỉu nhờ một loại máy
Sán dây dài 3 mét trú ngụ gần 1 năm trong bụng nam thanh niên
Mua sữa cho con cha mẹ kiểm tra kỹ 4 thành phần quan trọng
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Hoảng hồn bắt giun rồng dài 70 cm trong bắp chân
Chủ quan với dấu hiệu này, người phụ nữ chết lặng khi bị ung thư vú
Nhầm tưởng của cha mẹ về 4 loại nước uống khiến răng trẻ bị bào mòn nhanh chóng
Xem thêm