Thứ bảy, 04/05/2024 06:03
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 27/03/2022 06:00

Yêu người này ghét người kia, cha mẹ xung khắc con cái: Câu trả lời đơn giản nằm ở "Ngân hàng tình yêu"

Không ít người tưởng rằng việc yêu ai hay ghét một người là do lý trí quyết định. Nhưng thực ra trong chuyện này, lý trí không quyết định được gì. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều chỉnh của cái gọi là “Ngân hàng tình yêu” (Love bank).

Tại sao yêu người này, ghét người kia ?

Tại sao bạn có hai đứa con mà có khi lại chỉ yêu một đứa, trong khi lý trí mách bảo rằng cả hai đều là con bạn và lẽ ra bạn phải yêu chúng như nhau? Bạn cố gắng điều chỉnh tình cảm của mình để yêu thương cả hai đứa nhưng không được. Bạn có thể ngồi thủ thỉ hàng giờ với đứa này, còn đứa kia chỉ ba câu đã muốn nổi nóng. Tại sao lại có hiện tượng đó?

Có người giải thích là tại mẹ “tuổi hổ”, con “tuổi lợn” nên ăn thịt nhau. Có người lại bảo bố “mệnh thuỷ” con “mệnh hoả” nên xung khắc nhau. Nhưng thực ra trong mỗi chúng ta có một Ngân hàng tình yêu và mỗi người liên hệ tình cảm với ta có một tài khoản trong đó.

Mỗi khi gặp nhau, nếu người ấy làm cho ta hạnh phúc, họ thêm vào số dư của họ một đơn vị tình yêu, làm cho tài khoản của họ tăng lên, đến một ngưỡng nào đó, ta sẽ thích họ và nếu đó là một đối tượng khác giới có thể ta sẽ yêu họ, muốn được gần gũi họ, vì ở bên họ ta thấy mình hạnh phúc và ta cũng muốn làm cho họ hạnh phúc.

Trái lại nếu mỗi lần gặp ai đó, người ấy lại gây cho mình khó chịu, là họ đã mất đi một đơn vị tình yêu, làm cho tài khoản của họ nghèo đi, đến một ngưỡng nào đó ta sẽ ghét họ.

3_edeb

Ảnh minh họa

Hoá ra con người đâu có quyết định được việc mình yêu ai hay ghét ai? Nói cách khác, lý trí không điều khiển được tình cảm mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều chỉnh của cái mà các nhà tâm lý học hiện đại gọi là Ngân hàng tình yêu.

Khi người đàn ông và đàn bà yêu nhau, có gì đó thôi thúc họ làm cho nhau hạnh phúc. Là bởi vì số dư tài khoản trong Ngân hàng tình yêu của họ lúc này đạt tới ngưỡng của tình yêu lãng mạn.

Bạn đã thực sự yêu ai thì mỗi khi gặp nhau, dường như người ấy chẳng phải cố gắng gì cũng làm cho bạn hạnh phúc. Và nếu người đó yêu bạn thì bạn chỉ cần làm theo ý thích của mình, hoàn toàn bản năng, cũng có thể làm cho người đó sung sướng.

Chính do đặc điểm này, nên sau một thời gian yêu say đắm, những kẻ tình nhân trở nên lười nhác, họ tưởng rằng một khi đã có tình yêu thì cứ thế mà hưởng cho đến hết đời. Họ không biết rằng giống như thủy triều, bất cứ cái gì đã có lúc lên thì cũng có lúc xuống và Ngân hàng tình yêu cũng không là ngoại lệ.

Qua khảo sát nhiều cặp vợ chồng, cảm xúc yêu đương là thứ dễ lên xuống hơn là chúng ta tưởng. Nếu số dư của Ngân hàng tình yêu tụt xuống dưới ngưỡng yêu thì vợ chồng chẳng những mất đi những cảm xúc mạnh mẽ với nhau, mà họ cũng đánh mất luôn khả năng làm cho nhau hạnh phúc.

Thay vào đôi mắt đắm đuối ngày nào, giờ đây là cặp mắt hững hờ, giọng nói càu nhàu gắt gỏng, không còn âu yếm nữa. Cuộc sống chung tẻ nhạt và ý nghĩ ly dị manh nha, hoặc sống cuộc sống của họ ngoài nhau. Nếu bạn muốn những cảm xúc của bạn luôn luôn nồng nhiệt bạn phải giữ cho số dư trong tài khoản lúc nào cũng đạt đến ngưỡng cần thiết và phải làm sao đừng để nó tụt xuống dưới ngưỡng đó.

tinh yeu'

Ảnh minh họa

Khi quan hệ vợ chồng khủng hoảng

Khi một cặp vợ chồng có vấn đề đưa nhau tới văn phòng tư vấn hôn nhân, tôi thường tách họ ra hai phòng khác nhau và yêu cầu mỗi người trả lời trên giấy câu hỏi sau đây: "Người bạn đời của bạn có thể làm cho bạn điều gì vào lúc này thì bạn hạnh phúc nhất?”. Chỉ cần trả lời ngắn gọn bằng 3 cái gạch đầu dòng. Bởi vì chỉ khi bạn biết được điều này mới biết cách thêm vào từng đơn vị tình yêu làm cho số dư của bạn tăng lên.

Câu hỏi đó xoáy vào vấn đề cốt lõi của mọi cuộc hôn nhân nếu ta muốn cứu vãn nó. Sau đó, chuyển tờ giấy của người này cho người kia đọc và họ không ngờ rằng người bạn đời của mình lại chỉ thích những cái đơn giản hoàn toàn trong khả năng của mình mà mình không biết.

Nói chung, khi chúng ta muốn hàn gắn tình cảm với ai, ta thường có xu hướng sẵn sàng làm bất cứ cái gì mà người ấy thích, để họ vui lòng. Nhưng muốn làm được như vậy trước hết phải biết họ thích gì? Nếu họ thích cái này, ta lại “chiều” cái khác thì chẳng những họ không hạnh phúc mà còn khó chịu thêm.

Xưa nay để cứu vãn hôn nhân, người ta thường khuyên vợ chồng phải cố gắng chăm sóc nhau thật nhiều để bù lại sự lạnh lùng trong thời gian “chiến tranh lạnh”. Nhưng chăm sóc phải đúng cái cách mà người kia thích.

Thực tế cho thấy khi sợi dây liên hệ tình cảm đã đứt, ta thường không biết người kia muốn gì? Chăm sóc sao cho số dư trong ngân hàng tăng lên chứ nếu gây khó chịu chỉ làm cho nó rút đi. Vậy người bạn đời của ta đang muốn gì?

Thế nào là nhu cầu cảm xúc?

Đó là khi niềm khao khát của ta được thoả mãn thì ta hạnh phúc. Trái lại, dù người kia cố gắng chiều chuộng ta nhưng không đúng cái mà ta muốn sẽ làm ta khó chịu và số dư trong tài khoản rút xuống. Khó chịu đến mức không thể nào chịu nổi thì khác gì ngân hàng bị cướp.

Trong hôn nhân có rất nhiều nhu cầu cảm xúc. Một bó hoa mừng sinh nhật, một đôi vé xem phim hoặc tay trong tay đi dạo quanh nhà. Nói chung mỗi người một thích chẳng ai giống ai. Nếu bạn cảm thấy thích được ai làm như thế cho mình thì đó là nhu cầu cảm xúc của bạn.

Có những người, cứ mỗi lần gặp họ, ta lại thấy vui. Bởi vì họ đáp ứng đúng cái mà ta cần. Đôi khi chỉ cần họ nở một nụ cười trìu mến hay một lời khen nhẹ nhàng. Không gặp được họ thì ta nhớ. Nhớ nhung tích lại sẽ thành khao khát và vượt qua cái ngưỡng ấy là tình yêu.

Cũng có người mỗi lần gặp, ta lại thêm bực mình vì họ cứ làm những cái mà mình không thích. Đôi khi chỉ là một cái nhìn tỏ vẻ kiêu kỳ, hoặc chê một câu rất vô duyên, nhiều nỗi bực mình ấy tích lại ta sẽ tức tối, nhìn thấy mặt nhau đã ghét rồi.

Cho nên việc đầu tiên để khôi phục lại tình cảm vợ chồng là làm sao xác định được cái gì là nhu cầu cảm xúc quan trọng nhất của người kia, điều mà sẽ làm cho họ hài lòng và hạnh phúc.

hon nhan

Ảnh minh họa

Công việc của nhà tư vấn là giúp người ta có kỹ năng đoán biết những nhu cầu của người bạn đời, chỉ khi đó mới có thể làm tăng số dư tài khoản của họ được..

Nhưng việc này không đơn giản chút nào. Tôi đã tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng trong hơn 20 năm làm tư vấn hôn nhân và đã hỏi hàng trăm người đàn ông và đàn bà: "Chồng (vợ) bạn có thể làm cho bạn điều gì vào lúc này thì bạn hạnh phúc nhất?". Họ viết ra những cái mà họ muốn và tôi phân loại những nhu cầu cảm xúc đó thành 10 phạm trù thường gặp gồm: Cảm phục, âu yếm, trò chuyện, chia sẻ việc nhà, quan tâm đến gia đình, đóng góp tiền bạc, hành thật cởi mở., ngoại hình hấp dẫn, tiêu khiển vui chơi, quan hệ tình dục.

Mỗi con người không hề đơn giản nhưng khó có nhu cầu cảm xúc nào nằm ngoài 10 loại này. Nhưng thường thì mỗi người không giống nhau khi yêu cầu họ liệt kê ra những nhu cầu cảm xúc của họ. Trong danh mục 10 nhu cầu nói trên thì 5 thường thấy ở đàn ông, còn 5 điều kia thường của phụ nữ, hai giới rất khác nhau.

Làm sao để vợ chồng hiểu nhau?

Không có gì ngạc nhiên những đôi vợ chồng khủng hoảng lại khác nhau đến thế khi nói ra những điều họ muốn. Đơn giản vì họ thiếu đồng cảm! Thực ra khi họ đã chấp nhận cần phải có sự giúp đỡ của nhà tư vấn là họ đều muốn cứu vãn cuộc hôn nhân, họ sẵn sàng làm cho nhau cái mà người kia muốn, tiếc rằng họ không nhận ra. Cái mà người này đánh giá là quan trọng nhất thì người kia lại cho là tầm thường nhất. Muốn giúp họ, phải làm sao để người này trở thành “chuyên gia” biết người kia cần gì?

Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể biết nhu cầu của những người bình thường mà đừng hy vọng biết được nhu cầu của những người khác thường.

Có những cái tưởng người đàn ông nào cũng cần thì chưa chắc người đàn ông này đã cần? Có thể nói nhu cầu cảm xúc của mỗi người phản ánh con người họ, những lối sống và quan niệm của họ về cuộc sống hay về hạnh phúc, tình yêu. Nếu đôi nào trùng hợp nhau những nhu cầu cảm xúc thì họ hạnh phúc nhất!

Từ khi lý thuyết Ngân hàng tình yêu được ứng dụng vào công việc cứu vãn hôn nhân nhiều đôi vợ chồng đã đứng bên bờ vực đổ vỡ tìm lại được tình yêu thưở ban đầu.

Họ không chỉ tồn tại mà có khi còn tốt đẹp hơn. Sau cơn phong ba bão táp có khi biển lại đẹp hơn cả ngày thường.

Phương pháp mới này không nhằm giải quyết xung đột như các “tổ hòa giải” thường làm mà nhằm khôi phục tình yêu. Một khi tình yêu sống lại thì mâu thuẫn cũng được khắc phục một cách dễ dàng. Như vậy là một mũi tên trúng hai mục tiêu. Và Ngân hàng tình yêu trở thành cái chìa khóa vàng mở cánh cửa đi vào hôn nhân hạnh phúc.

Ai cũng biết tình yêu là tiếng nói của trái tim song điều này có vẻ rất mơ hồ. Nhưng từ khi lý thuyết Ngân hàng tình yêu (love bank) ra đời ở Mỹ, nguyên nhân yêu, ghét mới được lý giải một cách cụ thể và nhiều chuyên gia tâm lý trên thế giới đã áp dụng nó một cách hữu hiệu vào việc cứu vãn hôn nhân. Năm 2003 họ đã thử nghiệm với 863.700 cặp vợ chồng ở Canada và đạt tỷ lệ thành công 67%, mà trước đó tỷ lệ này chưa đến 30%.

-->> Đàn bà ngoại tình như thế nào?

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa  
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Ghen tuông vô cớ với chồng, vào viện tâm thần bác sĩ nhanh chóng phát hiện điều lạ
60 giây để yêu!
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Cây sợ 3 lần rung, phụ nữ sợ 3 lần tán tỉnh
Những sai lầm tưởng vô hại nhưng ầm thầm phá vỡ tình cảm của các cặp đôi
10 điều 'cấm kỵ” nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ
Điều gì làm Gen Z hạnh phúc?
Tầm quan trọng của việc tâm sự với bạn đời 30 phút mỗi ngày
Vợ chồng lớn tuổi nên thể hiện tình yêu thương chân thành như thế nào?
Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ đệ đơn ly hôn?
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?
Vì sao cùng quản lý tài chính lại giúp vợ chồng yêu nhau hơn?
Yêu, tôn trọng, thấu hiểu và những điều phụ nữ muốn ở người đàn ông của mình
Xem thêm