Chủ nhật, 19/05/2024 05:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/12/2019 19:07

Từ sự việc tại Hoàng Long Huresu: "Chiếm dụng, sử dụng sai tiền ký quỹ có thể xử lý hình sự"

Luật sư cho rằng, cá nhân hoặc doanh nghiệp chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích tiền ký quỹ của người lao động tùy mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên quan phản ánh về việc thu phí và quản lý tiền môi giới, tiền đặt cọc chống trốn (tiền ký quỹ) của người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc tại Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (Công ty Hoàng Long Huresu) có nhiều bất cập cần được làm rõ.

Để cung cấp cho độc giả và người lao động những thông tin cần thiết về các quy định pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động, báo Gia đình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội về vấn đề này.

Thưa luật sư, hiện nay việc thu các loại phí của người đi lao động tại nước ngoài phải tuân thủ theo quy định nào?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay, việc thu, nộp các loại tiền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, bao gồm các quy định cụ thể về nguyên tắc, các loại tiền, mức tiền và hình thức thu, nộp.

Luat-su00

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật Đại Nam (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Tiền ký quỹ hay còn gọi là tiền đặt cọc chống trốn của người đi xuất khẩu lao động được thực hiện và quản lý như thế nào theo quy định của pháp luật, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Căn cứ Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định về tiền đặt cọc của người lao động thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ để bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng về các nội dung: Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ và mức ký quỹ không được vượt quá mức trần theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.Số tiền ký quỹ của người lao động phải được quản lý và sử dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007.

Theo đó, tiền ký quỹ của người lao động phải được nộp vào tài khoản tiền ký quỹ được doanh nghiệp mở tại ngân hàng. Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cong-ty-Hoang-Long-Huresu02

Văn bản người nhà lao động phải ký để thế chấp sổ tiết kiệm ngân hàng với số tiền 70 triệu đồng cho Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long khi đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc

Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp; khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung, nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.

Khi phát hiện ra tiền ký quỹ của mình bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích, người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, khi phát hiện tiền ký quỹ bị chiếm đoạt hoặc sử dụng không đúng mục đích thì người lao động cần nhanh chóng tố giác ngay hành vi vi phạm của các cá nhân/doanh nghiệp đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.

Đối với các quy định pháp luật hiện nay, doanh nghiệp có được phép thu giữ tiền mặt hoặc sổ tiết kiệm ngân hàng như một dạng "đặt cọc" của người đi lao động tại nước ngoài không, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Như đã phân tích ở trên, theo quy định pháp luật hiện nay, doanh nghiệp chỉ được phép thỏa thuận với người lao động về việc thông qua doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ vào tài khoản mở tại ngân hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp không được lợi dung hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thu, giữ tiền của người lao động.

Cong-ty-Hoang-Long-Huresu01

Theo chuyên gia pháp lý, khi phát hiện tiền ký quỹ bị chiếm đoạt hoặc sử dụng không đúng mục đích thì người lao động cần nhanh chóng tố giác hành vi vi phạm của các cá nhân,doanh nghiệp tới cơ quan chức năng.

Doanh nghiệp có các hành vi như chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích tiền ký quỹ của người lao động sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Trường hợp cá nhân/doanh nghiệp có hành vi vi phạm như chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích tiền ký quỹ của người lao động thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý nhà nước nào có vai trò và thẩm quyền xử lý những vi phạm này của doanh nghiệp, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Anh Tuấn: Việc xử lý những vi phạm của cá nhân/doanh nghiệp liên quan đến tiền ký quỹ của người lao động thuộc thẩm quyền của cơ quan Cảnh sát điều tra nếu có yếu tố cấu thành tội phạm hoặc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước tùy vào mức độ vi phạm.

Xin cảm ơn luật sư về cuộc trò chuyện này!

H. Nam  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm