Thứ năm, 16/05/2024 20:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 18/01/2019 18:52

Tạm hoãn hợp đồng lao động thế nào cho đúng?

Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bằng việc kí kết phụ lục hợp đồng lao động .

Bạn đọc Huỳnh Anh - Hải Phòng đặt câu hỏi: Tôi là nhân viên kế toán của một công ty hóa chất theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Vì lý do cá nhân, tôi kí phụ lục hợp đồng tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động từ ngày 1/11/2018 đến ngày 10/12/2018.

Sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ngày 30/12/2019 tôi trở lại làm việc nhưng công ty từ chối sắp xếp công việc cho tôi vì lý do đã bố trí được người thay thế. Đề nghị luật sư tư vấn việc công ty từ chối nhận tôi làm việc với lý do như trên có hợp lý không?

7X7A0307

Luật sư Nguyễn Thị Yến – Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198) trả lời:

Trước khi trả lời câu hỏi của anh (chị), chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ năm 2012) như sau:

“Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ): 1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự. 2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.” (Điều 32)

“2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.” (Điều 35)

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.” (Điều 33)

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:…d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.” (điểm d khoản 1 Điều 38)

Căn cứ các quy định pháp luật viện dẫn ở trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bằng việc kí kết phụ lục hợp đồng lao động. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Trường hợp không có thỏa thuận về việc đến muộn so với thời hạn, mà người lao động không trở lại làm việc đúng thời hạn quy định thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.

Theo phụ lục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian anh/chị thỏa thuận với người sử dụng từ ngày 1/11/2018 đến ngày 10/12/2018. Như vậy, thời điểm mà anh/chị phải có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn chậm nhất là ngày 25/12/2018. Tuy nhiên, thời điểm anh/chị quay trở lại công ty làm việc là ngày 30/12/2018, đã quá thời hạn theo pháp luật quy định.

Vì vậy, công ty anh/chị đang làm việc (người sử dụng lao động) hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm