Thứ hai, 17/06/2024 06:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/07/2014 09:28

Sống thọ hay chết yểu, sống thế nào mới quan trọng

Bác sỹ thẩm mỹ: Richard Teo Keng Siang: “Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập tung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào”.

Trên các trang mạng đang dậy sóng về “Lời chia sẻ trước khi ra đi của một bác sĩ bị ung thư”. Richard Teo Keng Siang, sinh năm 1972, là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và... ham làm giàu. Năm 40 tuổi, anh đã thành một nhà triệu phú. Một ngày, anh khám phá ra mình bị ung thư phổi giai đoạn 4.

Cứ mỗi lần bắt gặp những câu chuyện về những cái chết đặc biệt một chút cho dù cái chết đó là lành hay dữ, tiếc nuối hay đáng nguyền rủa thì tôi lại luôn nhớ về câu nói này của Thượng tọa Thích Nhật Từ: “ Sống thọ hay chết yểu không quan trọng mà quan trọng là sống như thế nào”.

song-tho-hay-chet-yeu-song-the-nao-moi-quan-trong-giadinhonline.vn 1

Sống thọ hay chết yểu không hề quan trọng mà vấn đề là sống thế nào.

Nếu như Richard Teo Keng Siang không bị mắc căn bệnh ung thư và đối diện với cái chết thì liệu ông có nhận ra được những sai lầm này không? “Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập tung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào”. Ông ra đi ở một cái tuổi gọi là tuổi đẹp nhất của cuộc đời, của tài năng và danh vọng, cái tuổi sung sức nhất. Chắc chắn rằng cái chết của ông đã để lại rất nhiều nuối tiếc của người thân và bạn bè.

Những thông điệp của bác sĩ Richard Teo đã làm nhiều người bức xúc trước thái độ thờ ơ của ông đối với bệnh nhân trước lúc lâm trọng bệnh. “Trời đã ban cho bác sĩ đẹp trai này sự thông minh, tài năng, may mắn và nhiều thứ hơn người, tại sao ông không dùng những điều đó để cứu giúp người, cũng là tích phúc cho mình mà chỉ biết lo làm giàu, bất chấp thủ đoạn? Đây là cái giá phải trả, trời cho thì trời lấy lại nếu sống thiếu lòng nhân đức”. Có người làm trong ngành y thì nói: “Tôi là một bác sĩ. Khi đọc những lời của Richard Teo, tôi thấy mình không đến nỗi nào. Tuy nhiên, tôi cũng thấy sởn cả gai ốc vì nhiều thứ ông viết về ngành mình đúng quá, đúng từng chân tơ kẽ tóc! Cảm ơn ông, Richard Teo!”.

Nhưng có nhiều người lại viết: “Cả đời có thể chúng ta làm sai nhưng chỉ cần một giây giác ngộ thì thật quý giá biết bao! Đó còn hơn những người chẳng bao giờ giác ngộ cả”.

Thật vậy! Sống như thế nào mới là quan trọng!

Vậy chúng ta phải sống làm sao để dẫu vô thường diễn ra bất cứ lúc nào để mà ta không phải hối tiếc, day dứt, ân hận. Bởi vì, có ai trong chúng ta dám chắc rằng không có lúc mắc phải sai lầm, cho dù ta không phải là những người nổi tiếng, ta chỉ là một người hết sức bình thường. Câu hỏi này ai có thể trả lời được và ai có thể đưa ra cho chúng ta lời giải, ai hướng dẫn cho chúng ta khi chúng ta vấp ngã, biết sai lầm để quay đầu lại khi còn có thể quay đầu khi chưa quá muộn?

Câu trả lời là hãy thực tập Bát Chánh đạo của đức Phật Thích Ca. Tứ Diệu Đế của Người vạch ra con đường cho chúng ta để sống như thế nào mà không phải hối tiếc .

Ở đây, chẳng có trời nào ban cho tài ba, trí tuệ, sự thông minh cả mà muốn có nó là cả một quá trình sự nỗ lực học hỏi không ngừng của chính ông “Không những chỉ cần đi học ở trường giỏi, tôi cần phải thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua, mọi điều. Tôi cần phải đoạt được cúp, phải thành công, phải được giải, giải quốc gia, mọi thứ. Tôi rất ganh đua. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi cũng vào được và được học bổng nghiên cứu của NUS (National University of Singapore - ĐH Quốc gia Singapore) phát triển tia laser để chữa bệnh mắt. Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers”. Chỉ có điều “Từ lúc trẻ, tôi là một sản phẩm đặc trưng của xã hội ngày nay, một sản phẩm khá thành công mà xã hội đòi hỏi. Hồi nhỏ tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới mức trung bình. Tôi được bảo ban bởi người chung quanh và môi trường rằng thành công thì hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi trở nên cực kỳ ganh đua ngay từ nhỏ”.

Không phải sự ganh đua nào cũng là xấu, xã hội không có sự ganh đua thì làm sao thúc đẩy sự tiến bộ, tăng trưởng và ý thức vươn lên. Vì vậy, sự ganh đua của vị bác sĩ này khi còn nhỏ không phải là xấu, ganh đua để giỏi, để trở thành người có những bằng phát minh cho nhân loại, để làm giầu cho bản thân và xã hội không phải là một chuyện xấu. Chỉ có điều ông và chúng ta không biết bao nhiêu là đủ. Vì vậy, mà bất chấp tất cả giống như vị bác sĩ này: “… Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Như tôi đã đề cập trước đây, tôi muốn sở hữu nhiều hơn, đạt tới đỉnh vinh quang như xã hội muốn đào tạo chúng ta. Tôi trở nên mê muội đến nỗi mà chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ”. “Tôi khoe khoang để lấp đầy sự kiêu hãnh và cái tôi của mình. Nhiều khi chúng ta quên đi mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.”

Việc làm giầu của ông, cũng đang là việc làm của rất nhiều người khác muốn làm giầu nhanh mà bất chấp tất cả. Vì vậy, xã hội mới có không biết bao nhiêu người vẫn chọn những nghề nghiệp bị pháp luật ngăn cấm hay làm những việc trái với lương tâm, miễn làm sao có nhiều tiền là được và thỏa mãn cái tôi. Họ sẵn sàng buôn bán hay sản xuất ma túy( các chất gây nghiện); buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn bán động vật hoang dã, buôn bán vũ khí, độc dược, lừa đảo, chiếm đoạt của người khác, làm hàng giả, nhận hối lộ, mua bán quan chức…những nghề nghiệp không chân chính này hậu của nó bao giờ cũng: nhẹ thì bóc lịch vài năm nặng thì lãnh án chung thân hay tử hình…người nào qua mặt được luật pháp thì cũng không qua khỏi luật nhân quả, đến khi đó mới hối tiếc và ân hận thì cũng đã gây ra bao đau khổ cho những người khác rồi. “Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học này”.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người tài, người nổi tiếng hay là người bình dân đã và đang sống không chỉ cho mình, họ đã mang tài năng phục vụ cho nhân sinh, cho cộng đồng và tiền bạc làm giầu chân chính của mình chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh, cho người kém may mắn hơn mình. Họ đã sống và làm việc không chỉ cho riêng mình.

“Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt.”

Chỉ chính mình mới quyết định được phải sống như thế nào mà thôi và chỉ có con đường Tứ Diệu Đế, thực tập Bát Chánh Đạo của đức Phật mới trả lời thỏa đáng cho những ai “sống như thế nào” và đừng lầm lạc khi chúng ta chỉ biết “…chẳng phục vụ ai cả ngoài chính mình.”

Vì vậy, “ sống thọ hay chết yểu không quan trọng mà quan trọng là sống như thế nào” để không phải hối tiếc và trả giá để rồi “chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào” .

Giác Hạnh Hoa

Tags:
  • Tin liên quan
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm