Thứ hai, 20/05/2024 17:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 11/12/2018 09:54

Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản để nâng cao chất lượng giống nòi

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng giống nòi là vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khỏe của tỉnh Bắc Giang những năm gần đây.

Theo Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, nhờ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ y tế tiến bộ, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và trẻ sơ sinh tử vong.

Tuy nhiên, do là tỉnh miền núi với địa hình hiểm trở, dân cư sống thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều hủ tục liên quan đến vấn đề sinh đẻ còn tồn tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số, khiến công tác chăm sóc SKSS gặp nhiều khó khăn. Để nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS, ngành Y tế Bắc Giang đã triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng và sử dụng dịch vụ SKSS”.

Theo đó, nhiều mô hình truyền thông giáo dục SKSS được triển khai thực hiện bằng các hình thức đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sân khấu hóa, tại các chợ phiên và các buổi họp thôn, chi hội phụ nữ… thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Đặc biệt, Mô hình “Cô đỡ thôn bản” được triển khai tại các thôn, bản khó khăn, nhằm tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng công tác chăm sóc và tư vấn về SKSS cho các bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, sinh nở đã phát huy hiệu quả tích cực.

Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang) thường xuyên chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác chăm sóc SKSS các tuyến cơ sở. Qua đó, đã cung cấp kiến thức về cấp cứu sản khoa, cấp cứu trẻ sơ sinh, chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em. Đồng thời, nâng cao kỹ năng giám sát, kỹ năng truyền thông lồng ghép tại cộng đồng đạt kết quả tốt.

Cán bộ y tế cơ sở thường xuyên đến các hộ dân, cấp phát thuốc, tiêm phòng các loại bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ. Công tác tư vấn, giải đáp các thắc mắc của sản phụ và tăng cường công tác quản lý thai nghén, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho bà mẹ mang thai ở các thôn cách xa trung tâm.

Ngoài ra, hoạt động chăm sóc SKSS còn được triển khai rộng rãi trong các nhóm cộng đồng khác nhau, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, thanh niên ở các trường học với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả.

Năm 2018, tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai trên địa bàn tỉnh đạt trên 93%. Số phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén đạt trên 80% (tăng trên 10% so với năm 2017). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc đạt trên 91,2%. Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh đạt trên 80%. Đã có trên 32.150 người thực hiện các biện pháp tránh thai mới an toàn và trên 49.540 lượt người được khám phụ khoa.

Tỷ suất trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi bị chết và số phá thai đều giảm so với năm trước. Các hoạt động phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục được các đơn vị triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở.

bacgiang

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được sử dụng các dịch vụ y tế tiến bộ, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa và trẻ sơ sinh tử vong

Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang, cho biết, để nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS, Trung tâm luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cấp và mở rộng các dịch vụ chăm sóc SKSS. Tổ chức khám phụ khoa tại cộng đồng và thực hiện các thủ thuật KHHGĐ như siêu âm sản - phụ khoa, đo loãng xương… qua đó từng bước nâng cao chất lượng SKSS cho phụ nữ.

Trong giai đoạn tiếp theo, Trung tâm tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế trong tỉnh tăng cường và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ SKSS thiết yếu. Đồng thời, xây dựng và áp dụng các mô hình, phương thức cung cấp dịch vụ riêng biệt nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về dịch vụ SKSS cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt các quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ. Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS và đào tạo kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ chăm sóc SKSS, các cấp, ngành cần vào cuộc quyết liệt, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS và bình đẳng giới. Từ đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao sức khỏe bà mẹ, cải thiện SKSS vị thành niên; giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

Đặc biệt, từng bước loại trừ phá thai không an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu KHHGĐ. Đồng thời, kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản...”, bà Hương cho hay.

B. Luân  
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Học phương pháp rửa mặt 4-2-4 của 'tình đầu quốc dân' Suzy
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
Lịch trình 'chuyện ấy' an toàn cho phụ nữ mang thai
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Xem thêm