Thứ tư, 08/05/2024 01:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 03/03/2022 06:30

Người mắc Covid-19 có thể tổn thương thần kinh lâu dài

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ báo cáo vào ngày 1/3 vừa qua. Nghiên cứu này có thể chỉ ra các phương pháp điều trị mới đối với Covid-19.

Theo The Straits Times, nghiên cứu chỉ ra trong các bệnh nhân hậu Covid-19 có tới gần 60% người bị tổn thương thần kinh có thể do các miễn dịch khiếm khuyết gây ra, đây là một phát hiện có thể đưa ra các phương pháp điều trị Covid-19 mới.

Các bệnh nhân mắc “Covid-19 dài” có khả năng mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng. Những vấn đề này bao gồm rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, suy giảm nhận thức... và phải phụ thuộc vào các loại thuốc như opioid, benzodiazepine và các loại thuốc chống trầm cảm. Đây là một tình trạng phát sinh trong vòng 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19 và có thể kéo dài trong 2 tháng tiếp theo.

Tiến sĩ Anne Louise Oaklander, nhà thần kinh học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói: "Tôi nghĩ rằng những gì đang xảy ra ở đây là các dây thần kinh kiểm soát hơi thở, mạch máu và tiêu hóa của chúng ta khi các bệnh nhân bị tổn thương do Covid-19 kéo dài”.

Những người được cho là mắc Covid-19 kéo dài sẽ có các triệu chứng khác nhau từ mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, hụt hơi, đau đầu, yếu cơ và mất vị giác.

covidd

Có tới gần 60% người bị tổn thương thần kinh sau khi mắc Covid-19 (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Oaklander và các đồng nghiệp đã tập trung vào những bệnh nhân có triệu chứng giống với một loại tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Tất cả đều là những người đã từng nhiễm Covid-19 ở mức độ nhẹ và không ai bị tổn thương thần kinh trước đó.

Sau khi loại trừ các trường hợp, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định xem các dây thần kinh có liên quan tới Covid-19 kéo dài hay không.

Tiến sĩ Oaklander nói: "Chúng tôi đã xem xét tới tất cả các xét nghiệm chẩn đoán khách quan lớn". Đại đa số có bệnh thần kinh sợi nhỏ - tổn thương các sợi thần kinh nhỏ phát hiện cảm giác và điều chỉnh các chức năng cơ thể không tự nguyện như hệ thống tim mạch và hô hấp.

Những phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu tháng 7 của Tiến sĩ Rayaz Malik của Weill Cornell Medicine Qatar cho thấy mối liên hệ giữa tổn thương sợi thần kinh trong giác mạc và chẩn đoán hậu Covid-19 kéo dài.

Trong nghiên cứu hiện tại, 11 trong số 17 bệnh nhân đã được điều trị bằng steroid hoặc immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân bị tổn thương sợi thần kinh nhỏ do có các phản ứng miễn dịch.

Một số cải thiện trong nghiên cứu

Mặc dù kết quả sẽ chỉ áp dụng cho những bệnh nhân Covid-19 mắc loạn tổn thương thần kinh này, nhưng liệu pháp miễn dịch có thể hữu ích. Tiến sĩ Avindra Nath, một chuyên gia về thần kinh học tại Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia là đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

covid19

Covid-19 không chỉ gây tổn hại tới não bộ mà còn để lại những sang chấn tâm lý kéo dài (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, đây không phải là nghiên cứu đầu tiên nói về mối quan hệ giữa Covid-19 với tổn thương thần kinh lâu dài. Năm ngoái, Tiến sĩ Ricardo Costa, tác giả của một nghiên cứu về tác động lâu dài của Covid-19 đối với não, cũng đã nói “chúng ta cần phải biết rằng virus SARS-CoV-2 không chỉ ảnh hưởng tới phổi”.

Giới chuyên gia cho rằng Covid-19 không chỉ gây tổn hại tới não bộ mà nó còn để lại những sang chấn tâm lý kéo dài, trong đó có cả những hệ quả từ việc gián đoạn hoạt động.

Các yếu tố mà đại dịch gây ra đối với sức khỏe tâm thần, cả những tổn thương thể chất đối với não bộ và tổn hại tâm lý, sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa ngay cả khi đại dịch kết thúc.

Phần lớn gánh nặng sẽ đè lên vai các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chính phủ các nước. Do đó, giới chuyên gia mong muốn người dân nếu bị nhiễm Covid-19 nên tìm đến sự trợ giúp của các nhân viên y tế để có thể kịp thời phát hiện và điều trị.

Phương Chi (Theo The Straits Times)  
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Xem thêm