Thứ tư, 15/01/2025 22:33     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 06/05/2023 07:00

Khi nào ba mới chịu ngơi công việc!

Ba sẵn sàng đánh đổi mồ hôi, công sức, thậm chí là máu thịt của mình để chúng con được an tâm đến trường, để có tương lai. Hà cớ gì đến nay, khi chúng con đã có cuộc sống, công việc ổn định, ba lại chưa ngơi nghỉ?

Gửi ba thân yêu của con!

Chiều qua, con đã phớt lờ lời gọi của ba để bộc lộ sự giận dữ đang sục sôi trong lòng con. Con xin lỗi vì đã vô lễ với ba như vậy. Nhưng ba ơi, con không thể kìm lòng được nữa khi thấy ba cứ mải mê với công việc đồng áng khi tuổi đã già, sức đã yếu.

Chiều mưa giông, sấm rạch ngang trời, con về thăm ba, nhìn thấy ba ho sặc sụa mà vẫn đội mưa đi làm đồng. Từng tiếng ho của ba như nhát dao đâm vào tim con vậy. Con nhớ cách đây chục năm, một lần thấy ba quằn quại trong cơn đau do biến chứng vì lao lực quá sức, con đã tự hứa với lòng mình "Con nhất định sẽ không để chuyện này xảy ra nữa".

Vậy mà đến hôm nay, khi chúng con đã khôn lớn, trưởng thành, đã có thể lo được cho ba, vậy sao ba vẫn "tham công, tiếc việc", vẫn chưa "buông" công việc đồng áng nặng nhọc để nghỉ ngơi?

Ba ơi! Ba có biết lòng con đau xé khi thấy những ngón chân của ba "mòn" đi theo đúng nghĩa đen vì nước "ăn". Con đã đôi lần chết lặng khi thấy những ngón tay ba chai sần, cứng ngắt, móng tay cứ thế bị cùn đi.... Con đã không thể nói nên lời khi nhìn thấy ba ngày một già yếu…

content_s1831

Ảnh minh họa.

Ba đã bươn chải vất vả một đời để nuôi nấng chúng con khôn lớn. Thuở còn trẻ, ba đã từng làm một lúc rất nhiều việc để kiếm tiền nuôi anh em chúng con ăn học. Ba sẵn sàng đánh đổi mồ hôi, công sức, thậm chí là máu thịt của mình để chúng con được an tâm đến trường, để có tương lai. Hà cớ gì đến nay, khi chúng con đã có cuộc sống, công việc ổn định, ba lại chưa ngơi nghỉ?

Ba đã lao tâm khổ tứ cả một đời để răn dạy chúng con nên người. Ba rất ít nói, nhưng mỗi lời ba nói ra, con biết ba đã đắn đo và suy nghĩ rất lâu. Chính vì lẽ đó mà con thấm rất sâu. Nhưng đến nay, chúng con đã khôn lớn, sao ba vẫn chưa an tâm?

Ba đã bao đêm thức trắng, sẵn sàng đánh đổi sức khỏe, thậm chí cả tính mạng để chăm sóc và bảo vệ chúng con.... Con nhớ như in lúc con học lớp 8, con nghịch dại leo lên cây và trượt té đến bất tỉnh. Lúc con chợt tỉnh dậy sau cơn mê, con thấy cha ngồi đấy, tay vẫn nắm lấy tay con. Cha không nói gì, chỉ rơm rớm nước mắt, lần đầu tiên, con gái thấy ba... khóc. Nhưng đến nay, khi chúng con khỏe mạnh, đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời, còn ba tuổi già sức yếu, sao ba vẫn chưa một lần thôi lo nghĩ cho chúng con để nghĩ cho bản thân mình?

Ba đã chắt chiu hạnh phúc của cả đời mình để gieo mầm hạnh phúc cho chúng con. Đến tận bây giờ, ba vẫn canh cánh vì chúng con, dù con đã luôn chứng minh rằng con gái của ba đã lớn, đã trưởng thành, đã có cuộc sống tốt.

Con đã nghẹn lòng khi nghe ba tâm sự: "Vì các con là con của ba, cho đến chết ba mới hết lo cho các con được con à. Từ lúc mẹ con mang bầu các con, ba đã lo, đến lúc sinh các con ra, ba mong các con bình an, khỏe mạnh, rồi lớn lên chút nữa, ba lo cơm áo gạo tiền, lo các con có của ăn, của mặc, của học, của hành, ba lo cho chúng con không chỉ lớn lên về thể xác mà phải lớn lên về trí tuệ, về tinh thần... cứ thế rồi đến lúc dựng vợ, gả chồng cho các con. Con là con gái, là khúc ruột của ba, con sống hạnh phúc thì ba mới an tâm được”.

Con biết, ba không bao giờ muốn phiền đến chúng con. Ba đã nhiều lần từ chối sự chăm sóc của chúng con. Nhưng ba ơi, ba có biết chăng chính điều ấy mới khiến con canh cánh nhiều hơn? Con chỉ thật sự hạnh phúc khi được chăm sóc cho ba, được thấy ba khỏe mạnh, ba hãy để chúng con lo cho ba lúc tuổi già sức yếu, ba nhé, dù chúng con biết rằng, sự báo đáp này chỉ như giọt nước so với biển cả công sức và tình yêu mà cha đã dành cho chúng con.

Nay con đã có gia đình nhỏ của riêng mình, nhưng mỗi lần trở về nhà với ba, điều con mong ngóng nhất là thấy ba vẫn khỏe mạnh, bình yên. Con muốn thấy ba ngồi uống trà, nghe chim hót hoặc thấy ba tỉa cây, chăm luống rau xanh, thư giãn nhẹ nhàng.... chứ không phải là hình ảnh mà con thấy trong chiều mưa ấy.

Ba ơi, con dù lớn vẫn mãi là con gái của ba, con vẫn mãi ao ước được như đứa trẻ lúc trước, được ba xoa đầu, vỗ về yêu thương. Chính vì lẽ đó, ba hãy luôn giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi cho thật khỏe để luôn sẵn sàng dang tay ra đón chúng con vào lòng, để con thấy mình vẫn còn ba - còn điểm tựa vững chắc và bình yên, trong đời, được không ba?

Con xin lỗi ba vì hành động của mình vào chiều qua, nhưng con sẽ không hết giận ba cho đến khi nào ba thật sự chịu ngơi công việc, để chúng con được chăm sóc ba đâu nhé.

Thương ba nhiều lắm!

Con gái của ba

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn biên tập

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà

Địa chỉ: 65/9 Nguyễn Chí Thanh, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban tổ chức  
Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: 'Cuộc thi 'Cha và con gái' mang ý nghĩa nhân văn, thấu cảm nhiều người'
NSND Hoàng Cúc: 'Cha sẵn sàng viết đơn cắt hộ khẩu để tôi thoát ly gia đình theo đuổi nghệ thuật'
'Cuộc thi 'Cha và con gái' là cầu nối để tôi được nói tiếng lòng với cha'
“Cuộc thi Cha và con gái giúp tôi nói lời tri ân sâu sắc tới hậu phương”
“Học sinh ngoan, chăm chỉ hơn sau bài viết về cha”
Cuộc thi 'Cha và con gái': Khi tâm tư được viết ra mà không sợ phán xét
PGS.TS Lưu Khánh Thơ: “Cha và con gái” là cơ hội để tôi trải lòng những hồi ức về cha'
Nhà báo Lê Quốc Minh: “Suốt 10 năm tôi đằng đẵng đưa con gái đi học đàn”
Trao giải cuộc thi viết 'Cha và con gái': Lan tỏa những điều tử tế, tốt đẹp cho cộng đồng
Nhà văn Nguyễn Một: Sự chân thật là yếu tố đặc biệt của cuộc thi 'Cha và con gái'
Sáng ngày mai tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái”
MC Chiến Thắng dẫn chương trình Lễ trao giải “Cha và con gái”
Những lá thư tay trong thời đại số
Phát hành sách Cha và con gái: 'Có những câu chuyện làm mình bật khóc ngay từ những dòng đầu tiên'
Ba là 'đôi chân' cho con
Tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái” vào ngày 12/7
Nơi cha và con gái được thành thật với nhau để sẵn sàng tha thứ
Lùi thời gian trao giải cuộc thi viết “Cha và con gái”
Xem thêm