Thứ hai, 20/05/2024 13:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 18/10/2022 11:42

Khám chữa bệnh từ xa cứu nhiều bệnh nhân nặng ở Nghệ An

Nhờ các chuyên gia ở bệnh viện tuyến Trung ương tư vấn, hỗ trợ xử trí, hội chẩn qua khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) nên nhiều nhiều ca bệnh nặng tại Nghệ An đã được cứu sống.

Nhiều ca bệnh nặng được cứu sống nhờ Telehealth

Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhi sinh non 11 ngày tuổi, nặng 1,1kg (ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), chuyển tuyến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng suy hô hấp, thể trạng non yếu, suy dinh dưỡng, tóc bạc màu vùng trán, phản xạ bú kém, nhiễm khuẩn huyết, tiên lượng nặng.

Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã kết nối Telehealth với các chuyên gia Sơ sinh của Trung tâm Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương để hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị với các biện pháp tích cực. Trẻ được điều trị nằm lồng ấp, nuôi dưỡng tĩnh mạch, sau đó chăm sóc bé bằng phương pháp Kangaroo.

Sau 27 ngày điều trị tại khoa Sơ sinh, cân nặng bé đã được 1,9 kg. Bé tự thở, phản xạ bú và ăn được sữa mẹ. Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định và bé đã được xuất viện về nhà.

Hay trước đó, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa (HNĐK) Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.L, sinh năm 1975 được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh lên, với chẩn đoán: Viêm phổi ARDS - TD viêm cơ tim/ hậu COVID-19 ngày thứ 10, tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, xuất hiện rối loạn nhịp nặng, suy tim tiến triển.

Trước diễn biến nghiêm trọng, nguy cơ bệnh nhân tử vong cao, Bệnh viện HNĐK đã tổ chức hội chẩn toàn viện, với sự tham vấn của các chuyên gia Trung tâm Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch Việt Nam.

Bệnh nhân Đ.T.L đã được chẩn đoán bị Viêm cơ tim biến chứng sốc tim có rối loạn nhịp nặng - Viêm phổi/ Hậu COVID-19. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kỹ thuật ECMO VA.

benh-nhan-dtl-duoc-dieu-tri-bang-ky-thuat-ecmo-va-anh-tran-phuong-16490656622131908244867

Bệnh nhân Đ.T.L được điều trị bằng kỹ thuật ECMO VA (Ảnh: Báo SKĐS)

Ngay lập tức Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã phối hợp Khoa ngoại Lồng ngực mạch máu triển khai ECMO VA cho bệnh nhân. Bệnh nhân được ECMO VA, lọc máu liên tục, kháng sinh, kiểm soát HA, chống đông theo ECMO, điều chỉnh điện giải, bilan dịch, dinh dưỡng, bù albumin, truyền khôi hồng cầu, tiểu cầu, hội chẩn liên viện, siêu âm đánh giá chức năng tim.

Bệnh nhân sau khi được hỗ trợ ECMO kết hợp lọc máu liên tục, thở máy sức khỏe đã tốt lên. Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã được ngừng ECMO VA, ngừng thở máy, rút được máy tạo nhịp tạm thời, chức năng tim đã hồi phục tốt, hô hấp ổn định, toàn trạng tốt và đã được ra viện.

Đây là 2 trong số hàng trăm bệnh nhân nguy kịch ở Nghệ An đã được cứu sống thông qua kết nối hỗ trợ xử trí, hội chẩn qua khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth).

Rút ngắn khoảng cách y tế giữa các địa phương

Triển khai đề án "Khám, chữa bệnh từ xa -Telehealth" giai đoạn 2020 - 2025, Sở Y tế Nghệ An đã chỉ đạo toàn ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động khám, chữa bệnh. Đến nay, hầu hết các đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) tuyến huyện kết nối Telehealth với các các bệnh viện tuyến tỉnh.

Định kỳ hàng tuần, các bệnh viện tuyến tỉnh tổ chức hội chẩn các ca bệnh điển hình đang điều trị tại tuyến huyện, để từ đó, phân tích, đánh giá, hỗ trợ cho các đơn vị tuyến dưới chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

nghe an

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An kết nối với các điểm cầu tư vấn, khám chữa bệnh từ xa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (Ảnh: Báo SKĐS)

Còn đối với tuyến tỉnh, việc kết nối với các bệnh viện đầu ngành tuyến Trung ương đã trở nên thường xuyên như: Bệnh viện HNĐK Nghệ An kết nối với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Đa khoa TP Vinh kết nối với Bệnh viện E, Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội; Bệnh viện Sản nhi kết nối với Bệnh viện nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản trung ương... từ đó, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch đã được hội chẩn, cứu sống kịp thời.

Tiến sĩ, BSCK II Tăng Xuân Hải, Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết: Thông qua các buổi hội chẩn trực tuyến, các cán bộ, y, bác sĩ của bệnh viện đã được tư vấn, giải đáp, góp ý chuyên môn hiệu quả, thiết thực với người bệnh. Đồng thời, bệnh viện đã học hỏi nhiều kiến thức mới trong công tác khám, chữa bệnh.

Để triển khai hiệu quả chương trình Telehealth, trong thời gian tơi ngành y tế Nghệ An tiếp tục tập trung, phát triển các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực song song với ứng dụng, phát triển kỹ thuật cao; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác trong nước và nước ngoài thông qua các buổi hội chẩn, đào tạo từ xa, góp phần tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân khu vực nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, khó khăn; giảm chi phí khám, chữa bệnh.

Kim Ngân  
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm