Thứ ba, 14/05/2024 20:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 26/11/2018 17:30

Hợp đồng tiền hôn nhân có giá trị pháp lý như thế nào nếu phải ly hôn?

Chuyên gia pháp lý sẽ có những lý giải, phân tích về một số băn khoăn đối với hợp đồng tiền hôn nhân. Loại hợp đồng này có trái với Luật Hôn nhân và Gia đình không?

Thời gian gần đây, một số ý kiến băn khoăn về hợp đồng tiền hôn nhân ở Việt Nam đối với một cặp nam, nữ thực hiện khi tiến tới chung sống với nhau? Loại hợp đồng này được hình thành và dựa trên cơ sở pháp lý nào? Nó có được pháp luật thừa nhận và trái với Luật Hôn nhân và Gia đình không?

Để tìm hiểu rõ hơn về tính pháp lý phương thức hợp đồng này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Văn Biên (Công ty Luật TNHH Khoa Tín).

Theo luật sư Vũ Văn Biên, tại Việt Nam, hợp đồng tiền hôn nhân được hiểu là việc vợ, chồng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.

Theo đó, chế độ tài sản giữa vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng…

Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản duy nhất được pháp luật Việt Nam thừa nhận cả trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959, 1987 và Luật năm 2000. Vợ chồng không thể thỏa thuận để xác lập một chế độ tài sản trong hôn nhân khác với chế độ tài sản pháp định. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 với hàng loạt những thay đổi quan trọng, mà sự thay đổi có thể nói mang tính cách mạng nhất là sự ghi nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản thỏa thuận là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng lên một cách hệ thống trên cơ sở là sự cho phép của pháp luật để thay thế cho chế độ tài sản thỏa thuận luật định nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng. Các quy định về chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng hiện nay khá khiêm tốn, chỉ gói gọn trong các Điều 47, 48, 49, 50 và 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Empty

Ảnh minh họa

>>>Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng thứ 13?

Ngoài ra, chế độ tài sản này cũng được hướng dẫn bởi 4 điều (Điều 15, 16, 17, 18) của Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và một số hướng dẫn cụ thể trong Thông tư liên tịch số 01/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Các quy định này đề cập đến các khía cạnh của chế độ tài sản thỏa thuận (như: việc xác lập, sửa đổi, tuyên bố vô hiệu và chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận).

Về câu hỏi, hợp đồng tiền hôn nhân có giá trị pháp lý không nếu như hai vợ chồng buộc phải ra tòa ly hôn? Nếu xảy ra tranh chấp tài sản giữa hai vợ chồng sau khi ly hôn thì hợp đồng tiền hôn nhân có giá trị như quyền nhân thân của vợ, chồng không?

Luật sư Vũ Văn Biên cho hay, khi chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được xác lập đúng thủ tục theo quy định của pháp luật thì chế độ tài sản theo thỏa thuận vẫn có giá trị pháp lý để làm căn cứ giải quyết việc ly hôn. Cụ thể, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận này để xác định cách thức phân chia tài sản trong việc giải quyết ly hôn.

Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về vấn đề này như sau: “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”.

Như vậy, có thể thấy Nhà nước tôn trọng sự tự thỏa thuận của vợ chồng trong việc quyết định chế độ tài sản của của mình.

Empty

Luật sư Vũ Văn Biên, Công ty Luật TNHH Khoa Tín

Tiếp theo, sự tương quan giữa chế độ tài sản theo thỏa thuận với quyền nhân thân của vợ, chồng có thể nhìn nhận được quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

“Theo những quy định trên, có thể thấy, quyền nhân thân là các quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác và được quy định trong Bộ luật Dân sự. Quyền nhân thân của một người được xác lập kể từ thời điểm người đó sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết. Khác với quyền nhân nhân, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bao gồm những thỏa thuận của vợ, chồng về tài sản của vợ, chồng hình thành trước, trong và sau hôn nhân.

Do đó, có thể thấy, xét về mặt lý luận, các quyền và nghĩa vụ về tài sản trong thỏa thuận của vợ, chồng không phải là quyền nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ trong chế độ tài sản theo thỏa thuận là các quyền và nghĩa vụ mà các bên có thể thỏa thuận để xác lập, sửa đổi và chấm dứt hiệu lực”, luật sư Biên phân tích thêm.

Mẹ rơi nước mắt vì món quà đặc biệt của con trai 21 tuổi

Hải Sơn  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm