Thứ bảy, 18/05/2024 05:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/10/2018 08:00

Hôn nhân đồng giới tại Việt Nam, một số vấn đề pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) có nhiều điểm mới đặc biệt là bãi bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Tại Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cấm nhưng cũng không thừa nhận việc hôn nhân giữa những người cùng giới tính có nghĩa là những người đồng giới vẫn có thể cùng chung sống với nhau nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp xảy ra.

tu van phap luat hon nhan (28)

Hình ảnh minh họa

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198) tư vấn như sau:

Về điều kiện kết hôn

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014, đã quy định về điều kiện đăng ký kết hôn như sau:“1- Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: (a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; (b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; (c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; (d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Như vậy theo quy định về điều kiện kết hôn của luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính . Việc không thừa nhận được hiểu là pháp luật không cho phép người cùng giới tính đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không có các quyền và nghĩa vụ như vợ chồng. Việc pháp luật không cấm kết hôn đồng giới đã thể hiện cái nhìn tích cực hơn của các nhà làm luật về việc kết hôn và sự bình đẳng của các cặp đôi cùng giới

Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Trên thế giới hiện nay đã có 21 quốc gia chính thức cho phép kết hôn cùng giới. Quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép kết hôn cùng giới là Hà Lan vào năm 2001, sau đó vấn đề này lần lượt được công nhận tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc kết hôn cùng giới được xã hội nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau. Một số cho rằng đây là vấn đề thể hiện sự bình đẳng, liên quan đến quyền con người đồng thời thể hiện tính nhân văn trong xã hội. Mặt khác, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam thì việc kết hôn cùng giới là trái với thuần phong mỹ tục cũng như không đảm bảo được chức năng của gia đình là duy trì giống nòi.

Như vậy, việc kết hôn giữa những người đồng giới vẫn đang là một vấn đề gặp nhiều tranh cãi. Việc công nhận vấn đề này trong luật không chỉ dừng lại ở việc quy định ở luật hôn nhân gia đình mà còn những vấn đề phát sinh trong việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc chung sống của người đồng tính. Vậy nên cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi từ thực tế khách quan cũng như các quan hệ hôn nhân và gia đình từ đó trả lời câu hỏi “Pháp luật nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng giới?”

  • Tin liên quan
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm