Thứ sáu, 10/05/2024 22:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 03/11/2018 08:36

Hội thảo tìm giải pháp sử dụng năng lượng bền vững trong chế biến gỗ và thủy sản

Hội thảo 'Chia sẻ các giải pháp năng lượng về vững ngành chế biến gỗ và thủy sản ở Việt Nam' đã diễn ra sáng qua, ngày 2/11 tại Hà Nội.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI nhấn mạnh vấn đề tăng cường hợp tác công tư trong triển khai các giải pháp năng lượng bền vững. Theo Liên hợp quốc, toàn thế giới có khoảng 5000 quan hệ đối tác công tư để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2020. Việc tìm ra mô hình hợp tác công tư để phối hợp triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sẽ giúp giải những bài toán quan trọng, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về năng lượng của Việt Nam.

Để làm được điều này, theo ông Vinh, vai trò chủ đạo thuộc về cấp hoạch định chính sách với việc xây dựng và ban hành cơ chế phù hợp, khuyến khích và thu hút khối doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi này. Doanh nghiệp chủ động lồng ghép vào các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo nghiên cứu mới đây do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) thực hiện, ngành chế biến thủy sản có thể giảm ít nhất 15% lượng điện tiêu thụ mỗi năm, trong khi ngành chế biến gỗ có thể giảm 10,4% nhu cầu năng lượng so với kịch bản phát triển thông thường nếu áp dụng các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

eb33a67b1f3df663af2c

Theo ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), nhu cầu điện tại Việt Nam hiện tăng khoảng 11%/năm và phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng lượng phát thải. Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế.

Để triển khai các quy định pháp luật về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành 5 Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành: hóa chất, sản xuất bia và nước giải khát, thép, giấy, nhựa.

Trong năm 2018, Bộ Công Thương đã xây dựng Thông tư quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành chế biến thủy sản và dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm. Theo đó, định mức tiêu hao năng lượng trong ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2019 - 2025 là khoảng 1.050kWh/tấn cá tương đương đối với tiểu ngành cá da trơn và 2.050kWh/tấn sản phẩm tôm tương đương với tiểu ngành tôm.

Giai đoạn 2026 - 2030, định mức này sẽ giảm xuống 900 kWh/tấn sản phẩm cá tương đương và 1.625kWh/tấn sản phẩm tôm tương đương. Doanh nghiệp sẽ từng bước áp dụng các giải pháp không tốn chi phí đầu tư, giải pháp chi phí thấp đến trung bình. Sau đó có thể tính đến các giải pháp chi phí cao hơn để đạt được định mức này - ông Vũ cho biết.

Nghiên cứu của VCCI và WWF, ước tính tổng tiêu thụ điện ngành thủy sản đông lạnh ước tính khoảng 2 tỷ kWh/năm. Với những giải pháp không tốn chi phí đầu tư hoặc tốn rất ít chi phí đầu tư, lượng điện tiêu thụ trong ngành này có thể giảm ít nhất 15% (khoảng 300 triệu kWh/năm). Hai tiểu ngành tôm và các đều có tiềm năng tiết kiệm điện cao (cá 41% và tôm 49%). Nguyên nhân lãng phí điện chủ yếu do điều hành sản xuất, vận hành bảo dưỡng thiết bị, bên cạnh đó là do các vấn đề về thiết kế hệ thống lạnh, chất lượng bảo hành thiết bị.

Đối với ngành gỗ, tiêu thụ năng lượng của ngành gỗ chiếm 2,23% tổng tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vưc công nghiệp. Phát thải khí nhà kính là 1,26 triệu tấn CO2, hầu hết là phát thải gián tiếp. Dự báo trong giai đoạn 2015 - 2030, ngành chế biến gỗ có tốc độ tăng trung bình của nhu cầu năng lượng khoảng 8% và phát thải khí nhà kính khoảng 10%.

Tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia tư vấn năng lượng, kịch bản năng lượng bền vững xây dựng cho ngành gỗ hướng tới giảm tốc độ tăng nhu cầu năng lượng còn 7,2%. Đến năm 2030, nhu cầu năng lượng sẽ giảm 10,4% và phát thải khí nhà kính giảm 14,9% so với kịch bản phát triển thông thường. để đạt được mục tiêu này, tương tự ngành chế biến thủy sản, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần ưu tiên thực hiện các giải pháp chi phí đầu tư thấp để rút kinh nghiệm trước khi lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại hơn; quản lý chi phí phía cầu để giảm chi phí tiền điện cũng như giám sát sử dụng năng lượng. Ngoài ra, Bộ Công Thương cần sớm xây dựng Thông tư về định mức năng lượng cho ngành này trong thời gian tới.

PV  
Mua xe Ford nhận ưu đãi đặc biệt trong tháng 5 
Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp
Cùng Vietjet bay khắp thế giới - làm mới chính mình đón hè rực rỡ   
Cách mua VF 3 đơn giản nhất: Chỉ cần… cai trà sữa mỗi ngày
Hơn 4.200 xe Hyundai được bán trong tháng 4
Sướng như cư dân Vinhomes: Quanh năm hội hè, 4 mùa sôi động
Xem Euro 2024 ở đâu để trúng quả bóng vàng 9999?
Vì sao đồ điện tử gặp lỗi chỉ cần 'tắt đi bật lại' là chạy bình thường?
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp giữ quán quân PCI
Giải pháp số cho doanh nghiệp của SHB nổi bật tại Sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024
Công bố PCI 2023: Thanh Hóa tăng 17 bậc, Quảng Ninh năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu
Đạo diễn Tuấn Lê được chọn mặt gửi vàng cho loạt show diễn đặc biệt mùa lễ hội hè trên đỉnh Bà Nà 
MIK Group ghi dấu với các dòng sản phẩm BĐS cao cấp
Dùng điều hòa cây thay thế điều hòa treo tường được không?
Chuỗi tiện ích sức khỏe toàn diện nâng tầm chất sống cho cư dân Vinhomes Grand Park
Tặng chuyến du lịch Hawaii cho chủ thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate
Xuất hiện gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 5%/năm
Corolla Cross phiên bản nâng cấp 2024 - Đỉnh cao phong cách 
Tôn vinh nghệ thuật xòe Thái- Tập đoàn Mường Thanh xác lập kỷ lục mới
Xem thêm