Thứ bảy, 18/05/2024 12:43
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 21/09/2018 14:27

Hành lý bị hư hỏng khi kí gửi hàng không có được đền bù không?

Khi xuống máy bay và lấy hành lý ký gửi, tôi phát hiện vali của mình bị vỡ một vết lớn. Việc hãng bồi thường thiệt hại như vậy có đúng quy định không khi chỉ có 500.000đ?

Tôi đi công tác và có sử dụng dịch vụ bay của một hãng hàng không. Sau khi xuống máy bay và lấy hành lý ký gửi, tôi phát hiện vali của mình bị vỡ một vết lớn. Tôi đã thông báo với nhân viên của hãng để kiểm tra và lập biên bản. Sau đó vài ngày, nhân viên của hãng có thông báo là sẽ bồi thường thiệt hại 500.000 đồng trong khi tôi mới mua chiếc vali này với giá 10.000.000 đồng.

Luật sư cho tôi hỏi: Việc hãng bồi thường thiệt hại như vậy có đúng quy định của pháp luật không?

Trang Nguyễn (Hà Nội)

ga-ham-sam

-> Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân khi có con nhỏ

Trả lời:

Hiện nay, vấn đề bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý khi cung cấp dịch vụ hàng không được quy định tại Điều 161 Luật Hàng không dân dụng như sau:

“1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành khách giao hàng hóa, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển hàng hóa, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay.

  • Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại.

Trường hợp hàng hóa, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số hàng hóa, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.

  • Trường hợp hàng hóa đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không.
  • Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại”.
image_6483441_573x600

Luật sư Đặng Thành Chung - Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Căn cứ vào quy định trên và các quy định tại Điều 162, Điều 166, Điều 167 Luật Hàng không dân dụng thì có thể kết luận như sau: Khi xảy ra thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa của hành khách thì hành khách và bên hãng hàng không có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, mức bồi thường không được vượt quá giá trị thiệt hại thực tế xảy ra hoặc mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý (nếu có kê khai) đồng thời hãng phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.

Trong trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Trong trường hợp của bạn, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách. Cũng cần lưu ý là các hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường riêng cho hàng mình nhưng phải đảm bảo tiêu chí mức bồi thường thiệt hại phải bằng hoặc cao hơn thiệt hại thực tế chứ không được thấp hơn mức luật định.

Video Vụ 7 người chết ở đêm nhạc Hội: Trách nhiệm thuộc về ai?

P.V  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm