Thứ năm, 02/05/2024 12:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 16/06/2021 10:00

Hàng loạt vụ cháy nhà chết người: Làm gì để ngăn chặn và thoát hiểm?

Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn để thoát nạn an toàn khi có cháy và phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, thống nhất các thành viên trong gia đình biết.

Hậu quả nghiêm trọng từ hỏa hoạn

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ cháy để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người khiến dư luận hoang mang, lo lắng đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các hộ gia đình khi bước vào mùa nắng nóng.

Trước đó, ngày 5/6 một vụ cháy xảy ra tại phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi) gây hậu quả nghiêm trọng khiến 4 người trong gia đình tử vong. Các nạn nhân của vụ hỏa hoạn gồm vợ chồng anh Bùi Phước T. (SN 1986, quê phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi), chị Bùi Thị Thu Th. (SN 1987, quê xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) và 2 người con là Bùi Phước T. (SN 2015), Bùi Phước Đ. (SN 2018).

Phong-chay07

Vụ cháy tại căn nhà 3 tầng ở 146 đường Đinh Công Tráng, TP Vinh (Nghệ An) gây hậu quả nghiêm trọng khiến 6 người tử vong.

Mới đây nhất, vào đêm 15/6, một vụ cháy lớn xảy ra tại phòng trà Fill, địa chỉ 146 đường Đinh Công Tráng (TP. Vinh, Nghệ An). Ngay sau khi nhận được thông tin, Phòng Cảnh sát chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh Nghệ An) đã điều 7 xe cứu hỏa cùng lực lượng chữa cháy khẩn trương đến hiện trường để dập lửa.

Tuy nhiên, do trong phòng trà cháy bị khóa cửa, bên trong có nhiều vật liệu dễ cháy như bàn ghế, thiết bị điện... nên ngọn lửa cháy to dữ dội, việc dập lửa gặp nhiều khó khăn.

Hậu quả của vụ cháy đã làm 6 người thiệt mạng trong đó có 4 người trong gia đình chủ phòng trà và 2 nhân viên. Các nạn nhân được xác định gồm chủ phòng trà anh Nguyễn Trọng H. (SN 1983); chị Nguyễn Thị H. (SN 1984, vợ anh H.) đang mang thai và con nhỏ là cháu Nguyễn Đan N. (con gái) và cháu Nguyễn Hoàng P. (con trai).

Hai nạn nhân còn lại là mẹ con chị Nguyễn Thị Lan P. (SN 1977) và cháu Nguyễn Ngọc Minh H. (SN 2009) - khách thuê một phần tầng 3. Công an tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo các phòng nghiệp vụ liên quan phối hợp Cục C09 (Bộ Công an) tiến hành các hoạt động khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy

Theo cơ quan chức năng, các vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người xảy ra mới đây đều có chung đặc điểm là nạn nhân không có đường thoát thân. Từ đó cho thấy những nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các khu dân cư luôn ở mức báo động.

Trước những nguy cơ xảy ra cháy nổ tại các gia đình trong mùa nắng nóng, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã đưa ra khuyến cáo các biện pháp an toàn đối với người dân.

Theo đó, người dân cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị. Kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện.

Phong-chay01

Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Cùng với đó, không sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn. Phân bổ các thiết bị tiêu thụ điện trên đường dây dẫn điện để đảm bảo công suất truyền tải của dây dẫn tránh hiện tượng quá tải gây cháy.

Đặc biệt, các thiết bị có công suất lớn nên dùng attomat bảo vệ có thông số phù hợp riêng cho từng phòng, cho từng thiết bị có công suất lớn như bình nóng lạnh, điều hòa….

Người dân không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm. Khi lắp đặt thêm thiết bị điện có công suất lớn phải lựa chọn dây dẫn cho phù hợp. Không tự ý câu, móc, đấu nối dây điện tùy tiện, tránh đi dây điện luồn qua mái lá, mái tôn, qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy.

Ngoài ra, không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở. Trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

Không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.

Phong-chay06

Hậu quả của những vụ cháy nổ do sự chủ quan hay thiếu hiểu biết sẽ rất nghiêm trọng khi phải trả giá bằng mạng sống của nhiều người.

Trong gia đình, cần bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, bát hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

Tại nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ.

Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, bếp từ phải có người trông coi.

Theo khuyến cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), người dân nếu lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng thì phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Trong gia đình nếu có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

Phong-chay05

Người dân cần tích cực tham gia học tập, nắm vững các kiến thức phòng ngừa, đặc biệt là những kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ trong gia đình.

Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn để thoát nạn an toàn khi có cháy. Nên chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi xảy ra cháy nổ. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường, lối, cửa thoát nạn.

Trang bị dụng cụ trữ nước, xô, thùng để phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, các thiết bị cảnh báo cháy sớm, phổ biến cho mọi người trong gia đình biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

Khi xảy ra cháy phải tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC 114 hoặc Đội dân phòng, chính quyền, Công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Nam Anh  
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024
Lên núi Thạch Bàn tận mắt xem nơi tiên đánh cờ
Ngắm bình minh đẹp như tranh vẽ tại bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng
'Ngân hàng sữa mẹ” cưu mang sức khỏe đầu đời cho trẻ sơ sinh
Đồng hồ 7 tỷ đồng xem giờ bằng cách… đếm hoa
Hơn 400 người thương vong do TNGT trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Đột nhập bệnh viện đánh thuốc mê trộm tài sản
5 món lẩu chay nghe lạ tai nhưng thơm ngon, thanh lành
Messi, Ronaldo đi giày của hãng nào?
Gửi 50 đơn hàng đồ ăn đến nhà chơi khăm bạn gái cũ
Toàn quốc xảy ra 277 vụ TNGT, làm 109 người chết trong 4 ngày nghỉ lễ
Vụ “chặt chém” khách Tây 3 quả dứa 500 nghìn đồng gây xôn xao dư luận
Vụ hai xe khách tông nhau ở Gia Lai: 1 xe chạy tốc độ 84km/h
Du khách tới huyện đảo Vân Đồn không được mang theo các sản phẩm nhựa
2 xe khách chở trên 50 người tông nhau, nhiều người thương vong
Dự báo thời tiết 30/4: Miền Bắc nhiều nơi nắng gắt, đêm có mưa giông
Lễ thượng cờ thiêng liêng mừng chiến thắng 30/4 tại quảng trường Ba Đình
Sôi động Khai mạc Giải đua ngựa Shanrila Mường Lò trong rừng trúc đẹp nhất Việt Nam
Xem pháo hoa dịp lễ 30/4 - 1/5 ở đâu?
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Xem thêm