Chủ nhật, 19/05/2024 05:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 19/05/2020 14:30

Gia đình - tấm lá chắn trong đại dịch Covid-19

Đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thành công trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong những yếu tố góp nên kỳ tích ấy, không thể thiếu vai trò của gia đình.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội, ngày nào bố mẹ tôi cũng gọi điện hỏi thăm và dặn đi dặn lại nếu vợ chồng khó khăn thì cứ đưa hai đứa về các cụ nuôi cho mấy tháng. Nơi ông bà sống, từ sau Tết, số vợ chồng trẻ đưa con về gửi ngày càng nhiều, và sau đó chính họ cũng về “ăn nhờ ở đậu” dài ngày do mất việc và thu nhập. Đối với những người phải nai lưng hàng ngày để lo việc cơm áo, học hành, tiền thuê nhà, tiền mua nhà trả góp thì Covid-19 là một cú sốc, thậm chí là một thảm họa.

Nhiều bạn bè tôi thừa nhận nếu không có “nơi đi thật xa để trở về” ấy có lẽ họ đã bị Covid-19 đánh gục mà không phải vì lí do sức khỏe. Có thể nói, trong đại dịch, gia đình đã phát huy một trong những thiên chức quan trọng nhất là bảo đảm sự an toàn cho các thành viên, như tấm lá chắn trong mạng lưới an sinh xã hội.

An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp nhằm khắc phục và ứng phó với rủi ro. Bản chất kinh tế của an sinh xã hội là không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong các xã hội tiền công nghiệp, gia đình giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ các thành viên trước các cú sốc về kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe. Các thành viên đóp góp lao động suốt đời cho gia đình và nhận được sự chăm sóc, bảo vệ của các thành viên khác, nhất là khi họ về già, đau yếu. An sinh gia đình mang hình thức như một hợp đồng liên thế hệ giữa cha mẹ, con cái hay họ hàng, dựa trên các chuẩn mực về đạo đức và giá trị.

Trong xã hội hiện đại, con người có nhiều lựa chọn để ứng phó với các rủi ro và nương tựa khi về già như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các hội đoàn, tổ chức xã hội… bên cạnh gia đình. Những hình thức này tạo nên một mạng lưới an sinh xã hội đa tầng song không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Gia đình có những ưu thế về sự linh hoạt, tình cảm, niềm tin trong các tình huống cấp bách hơn là các định chế hoạt động dựa trên cơ chế thị trường và hành chính hóa.

bai-luan-tieng-anh-chu-de-gia-dinh

Ảnh minh họa

Một tài xế taxi công nghệ kể rằng trong suốt hai tháng trời, bốn miệng ăn nhà anh sống nhờ bố mẹ ở Hà Nam. Mất việc đột ngột, anh không xoay sở kịp tiền ăn, tiền nhà trọ vốn dựa vào thu nhập từ chạy xe hàng ngày. Không một định chế bảo hiểm nào có thể bảo vệ “khách hàng” một cách nhanh chóng, vô vị lợi, ấm áp như gia đình và chắc chắn không yêu cầu bất cứ giấy chứng nhận thất nghiệp hay tờ khai hỗ trợ.

Công nghiệp hóa thành công, với tích lũy kinh tế dồi dào, nhiều quốc gia theo đuổi mô hình nhà nước phúc lợi. Mô hình này xây dựng hệ thống dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người, đặc biệt là cố gắng thay thế chức năng chăm sóc, chức năng tình cảm của gia đình đối với người cao tuổi.

Ở Nhật Bản, cụm từ Kodokushi – “chết cô đơn” ra đời sau khi ngày càng có nhiều người được phát hiện đã chết trong nhà từ vài năm trước dù tiền thuê nhà vẫn được chuyển tự động từ tài khoản ngân hàng. Theo thống kê, trong mùa hè nóng khốc liệt ở Nhật Bản năm 2017, có tới 4.000 cái “chết cô đơn” mỗi tuần. Trong đại dịch Covid-19, đối với những người cao tuổi trong viện dưỡng lão Life Care, thành phố Kirkland, hạt King, bang Washington, Hoa Kỳ thì nỗi cơ đơn khiến họ đau khổ và tuyệt vọng không kém gì căn bệnh do virus gây ra.

Từ thập niên 2000, nhiều học giả thừa nhận rằng dù xã hội rất giàu có thì gia đình vẫn giữ vai trò không thể thay thế trong việc bảo vệ, chăm sóc các thành viên. Các dịch vụ có thể giúp chúng ta đỡ vất vả hơn nhưng không thể làm thay hoàn toàn những chức năng bảo vệ, tâm lý hay tình cảm của gia đình.

Đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thành công trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong những yếu tố góp nên kỳ tích ấy, không thể thiếu vai trò của gia đình. Trong tương lai, nhân loại sẽ phải đương đầu với nhiều biến cố khôn lường. Để ứng phó với chúng, cũng là để kiến tạo một xã hội hạnh phúc và phát triển, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, công bằng và hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia. Và chắc chắn ở đó không thể thiếu vai trò của gia đình.

-> Con có thể mua 1 giờ đồng hồ của bố được không?

Thạc sĩ Nguyễn Sơn - Vụ Gia đình, Bộ VHTT&DL  
Vì sao người xưa nói “nghèo không lễ Phật”?
“Cái chết trắng” bên thảm cỏ xanh
Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?
Một lần vào bệnh viện
Cuộc sống vô nghĩa khi bất chấp vứt bỏ 3 thứ
Đi du lịch để... sống ảo và 'cúng' Face
Hé lộ 20 sự thật cuộc đời trong buổi họp lớp sau 30 năm tốt nghiệp Harvard
Cuộc chiến vào… lớp 10
Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu
Nghèo khó không thề thốt 3 điều, không tiền đừng dính vào 3 tình cảm
Ngựa không tranh tốc độ với trâu, chồng không tranh thắng thua với vợ
Đức mỏng quyền cao ắt gặp họa
Vì sao không phải lễ vật nào dâng lên cũng được thần linh chấp nhận?
Đàn ông sợ vợ
Khốn cảnh của người trung niên
Chậm rãi sống bình yên sau tuổi 40
Một đời làm nghề y, ba đời khanh tướng
Người có 3 hành vi này dễ bị hủy hoại vận may trong năm mới
Vì sao nói “Cười kẻ nghèo khó chứ không cười phường kỹ nữ”?
Tuổi 70 sợ điều gì?
Xem thêm