Thứ bảy, 18/05/2024 11:42
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 17/05/2019 09:37

Du học, người lỡ hẹn, kẻ bị trả về: Có hay không đường dây làm bằng cấp 3 giả?

Mới đây một số lao động có đơn kêu cứu, mong đòi lại số tiền đã nộp cho Cty Cổ phần giáo dục 2T (2TGroup) để đi du học Hàn Quốc.

Du học Hàn Quốc: Người lỡ hẹn, người bị trả về

Ngày 16/1/2019, Nguyễn Văn N, quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh có đơn gửi báo chí. Anh trình bày: “Giữa tháng 6/2018, tôi nộp hồ sơ vào 2TGroup (trụ sở tại A18 – 252 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để đi du học Hàn Quốc. Cty thông báo nộp 1.500 USD để làm bằng cấp 3 (anh N chưa có bằng cấp 3- PV). Vào giữa tháng 8/2018, Cty bảo đóng 7.500 USD và hẹn tháng 9.2018 sẽ xuất cảnh. Sau đó, Cty gọi tôi ra để gặp mặt nhà trường nhưng gặp xong cũng không có kết quả. Và cho đến bây giờ, Cty chưa làm được cho tôi đi. Ngày 16.1, tôi ra Cty làm việc (không đi du học nữa vì Cty lỡ hẹn quá lâu- PV), thì Cty bảo sẽ trả cho tôi 8.000 USD, còn tôi phải mất 1.000 USD (tiền làm bằng cấp 3- PV)...”.

Empty
Empty

Anh Nguyễn Văn N gửi đến đến báo chí

Một trường hợp khác, đặc biệt hơn cũng có đơn gửi báo chí ngày 18/1/2019. Người đứng đơn là anh Võ Thanh T, sinh ngày 16/7/2000, quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Nội dung đơn như sau: “Tháng 12 tôi có làm thủ tục đi du học qua Cty cổ phần giáo dục 2T do anh Phạm Văn Thạch làm giám đốc. Tháng 12/2018 tôi xuất cảnh sang Hàn Quốc. Thế nhưng, sang đến trường lại không có danh sách. Tôi và một số bạn bị giữ 2 ngày sau đó bị trả về Việt Nam. Cty hứa 1 tuần sau sẽ trả hết tiền tôi đã nộp. Hiện nay, Cty còn giữ của tôi 8.500 USD. Nhờ báo chí giúp đỡ chúng tôi, và làm rõ cách làm việc của Cty này…”.

Đây là hai trường hợp điển hình, đại diện cho một số người làm thủ tục du học qua Cty cổ phần giáo dục 2T.

Giám đốc 2TGroup nói gì?

Tại trụ sở Cty (A18 – 252 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) phía ngoài là quán cà phê, phía trong là văn phòng làm việc. Tiếp phóng viên, giám đốc Phạm Văn Thạch xác nhận một số trường hợp có đơn đến báo chí làm thủ tục du học Hàn Quốc quan 2TGgroup, trong đó có thông tin chi tiết về 2 trường hợp Nguyễn Văn N (lỡ hẹn quá lâu nên anh N quyết định không bay nữa và đòi lại tiền) và Võ Thanh T (xuất cảnh sang Hàn Quốc nhưng không có danh sách trong trường và bị trả về sau 2 ngày).

Empty

Trụ sở 2TGroup tại Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cuộc làm việc giữa ông Thạch, các trợ lý với phóng viên kéo dài cả tiếng đồng hồ để xác định việc lỡ hẹn xuất cảnh, xuất cảnh sang bị trả về, là lỗi do ai và hướng xử lý ra sao. Ông Thạch dành nhiều thời gian trình bày về những khó trong công việc của mình, bày tỏ sự thiếu thiện cảm đối với những người đến đăng ký du học có gốc từ Miền Trung, đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh. Lòng vòng mãi, cuối cùng những gì mà người đăng ký du học đang chịu thiệt như: tiền bị đọng tiền ở Cty, không xuất cảnh được, xuất cảnh bị trả về…, cơ bản được ông Thạch cho rằng, lỗi do khách quan, do nhà trường (phía Hàn Quốc) và những thay đổi từ chính sách từ phía nước bạn…

Trước câu hỏi, vì sao lại làm thủ tục du học cho người không có bằng cấp 3? Vì sao, lại nhận tiền 1.500 USD để làm bằng cấp 3 cho người du học chưa tốt nghiệp bậc học này. Ông Thạch trả lời “tôi không biết”.

Khi phóng viên đưa tờ Phiếu thu, phía sau có dòng chữ: “Không bay được hoàn trả tiền làm bằng cấp”, có chữ ký xác nhận của một người “Cấn Thu Hương”, hỏi ông Thạch có biết người này không? Ông Thạch trả lời “Không biết”. Thế nhưng, phía trước Phiếu thu ở phần “Người lập phiếu” có tên, chữ ký của Cấn Thu Hương, phóng viên hỏi, “đây có phải phiếu thu Cty ông không? Ông Thạch xác nhận, đó là phiếu thu của Cty.

Để biết thêm về các hoạt động và cách giải quyết rủi ro, cách ứng xử với người đăng ký đi du học, mời bạn đọc theo dõi cuộc đối thoại giữa phóng viên với ông Thạch ở bài báo tiếp theo.

-> Bóc mẽ 'chiêu' mập mờ trong hoạt động tư vấn du học

Một số lưu ý đối với lao động khi xuất ngoại:

MUỐN BAY NHANH CÁI GÌ CŨNG KÝ HẾT: Những người lao động tìm đến báo chí nhờ giúp đỡ đều mắc phải lỗi này. Vì muốn bay nhanh nên Cty đưa giấy gì cũng ký, chấp nhận chi phí, trung gian, đốt cháy giai đoạn, bắt tay đi đêm với cò mồi… Đây chính là điểm chết để các Cty có ý đồ xấu nắm vào để khai thác triệt để. Sau này khi chuyện không như ý muốn (không bay được, sang nước bạn hợp đồng có nhiều bất lơi…), lật lại giấy tờ thì người lao động nắm đằng lưỡi hết. Án tại hồ sơ, đến đi đòi lại tiền là một đoạn trường bị ức chế tâm lý, gây bao nhiêu khó khăn, tốn kém thêm cho bản thân, mà tiền mất tật vẫn mang.

LƯU Ý: Đã đặt bút ký vào bất cứ giấy tờ gì đều phải đọc kỹ. Nếu không hiểu, hoặc chưa chắn chắn có thể nhờ tư vấn. Không vì quá nóng lòng muốn bay và nhắm mắt ký liều. Được trước mắt, hậu quả lâu dài.

VỀ NGAY, KHÔNG CẦN GÌ HẾT: Khi sang nước ngoài, công việc không như ý (nặng nhọc, lương thấp, môi trường độc hại…), lao động nhà ta lập tức phản ứng, bất mãn, muốn về nước ngay. Muốn về ngay nên không thanh lý hợp đồng, không làm rõ nguyên nhân về nước là gì (do bỏ hợp đồng, vi phạm kỷ luật, hay công việc không như ý…). Nắm bắt tâm lý này nên chủ sử dụng khai thác, dồn rủi ro cho người lao động. Một phát xách ba lô về nước, bất chấp hết. Về đối diện với khoản tiền nợ nần bắt đầu đến gặp Cty ở Việt Nam đòi tiền. Cty dựa vào hồ sơ để thanh lý hợp đồng, khi đó người lao động có thể sẽ bị quy là bỏ hợp đồng, không nhận được xu nào, thậm chí còn bị phạt thêm vì gây ảnh hưởng thị trường lao động.

LƯU Ý: Nếu công việc không vừa ý phải gọi về cho Cty đưa đi để trao đổi hoặc liên hệ đại diện Cục Quản lý lao động VN ở nước ngoài để yêu cầu chủ sử dụng thực hiện đúng hợp đồng. Nếu không hài lòng buộc phải về nước thì ghi rõ và thanh lý hợp đồng về nước là lỗi do ai: do mình, do Cty đưa đi, hay do chủ sử dụng lao động. Đây là căn cứ để khi về nước thanh lý hợp đồng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

CHẲNG BIẾT CTY NÀO VỚI CTY NÀO CẢ: Tòa soạn báo thường nhận được các cú điện thoại kiểu là “Tôi có con đi nước ngoài về bị lừa… Nhờ tòa soạn giúp….). Đến khi được hỏi, Cty nào đưa đi, thì ú ớ, hoặc không biết. “Anh/ chị chỉ nghe nói là Cty này, Cty nọ… ". Đóng một khoản tiền bằng cả gia tài, đi nước ngoài mà không hề tìm hiểu gì về Cty đưa đi là rất cẩu thả với chính bản thân mình.

LƯU Ý: Trước khi đi đăng ký đi xuất ngoại phải đọc kỹ các thông tin liên quan Cty đưa đi. Nếu boăn khoăn thì gọi xin ý kiến tư vấn những người có chuyên môn (đừng để khi sự cố, khi việc đã thành hậu quả rồi mới đi tìm hiểu). Phải nghiêm túc tìm hiểu thông tin với các kiểu Cty hiện nay, vì đây là lĩnh vực lừa đảo rất nhiều. Sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin là mảnh đất màu mỡ cho các Cty lừa đảo.

Lê Đạt  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm