Chủ nhật, 19/05/2024 17:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/03/2018 11:30

Cha dượng làm việc đến đột quỵ để nuôi cô bé mồ côi từ trường làng đến sinh viên du học Mỹ

Năm sinh nhật tròn 10 tuổi thì bố cô đột ngột bỏ hai mẹ con cô ra đi. Do áp lực cuộc sống, mẹ cô đành nhắm mắt đi bước nữa.

Lần đầu tiên nhìn thấy người đàn ông đó, cô bất ngờ lắm. “Người gì mà vừa già vừa xấu, so với bố, chắc ông ấy phải nhiều hơn bố ít nhất 10 tuổi, mắt thì nhỏ, mặt thì toàn nếp nhăn, chắc phải đến 50 tuổi mất”, cô nghĩ mà mặt buồn rười rượi.

Ông là người quản lý mỏ than, sau khi lấy mẹ cô, ông này vẫn đến mỏ than làm việc, ngày phát lương, ông đưa cho mẹ cô không thiếu một đồng, về đến nhà là mua kẹo cho cô, mong cô gọi một tiếng bố. Nhưng cô nhất quyết không gọi. Mẹ bắt gọi thì cô cứng đầu bảo: “Mẹ dựa vào đâu mà bắt con gọi người ấy là bố, bố chết rồi”. Người đàn ông đứng bên cạnh cười ngượng ngùng: “Vậy thì gọi là chú vậy”. Bảo gọi chú cô cũng không chịu, luôn mồm chê ông là bẩn, là xấu.

3

Tình yêu thương vô điều kiện của cha dượng đã giúp cô bé trường làng thành sinh viên du học Mỹ (Ảnh minh họa)

Năm 14 tuổi cô xuống huyện học cấp 2. Cuối tuần nào người đàn ông ấy cũng đến đón cô, trên đường đi ông trò chuyện với cô rất nhiều nhưng cô trả lời rất ít bởi cô cho rằng không cần thiết phải nói chuyện với người đàn ông này. Các bạn trong lớp hỏi cô: “Người hay đón cậu là ai vậy?” thì cô trả lời: “Là một người họ hàng xa”. Nhưng lần nào đến đón cô, ông cũng mang theo rất nhiều đồ ăn, ông bảo đó là đồ mẹ cô gửi.

Một lần tình cờ cô mới phát hiện ra rằng, hóa ra không phải mẹ cô gửi đồ cho cô bởi mẹ cô bảo, ăn quà vặt hư người, hơn nữa chi tiêu cũng rất ngặt nghèo, tháng này không gửi gì cho cô được. Tuy vậy, cô vẫn đều đặn nhận được bánh quy và sữa bột. Ông bảo: “Mẹ con nói, con đang tuổi ăn tuổi lớn nên phải ăn nhiều đồ có chất một chút”. Mặc dù đến từ nông thôn nhưng khoản ăn uống của cô không kém gì so với những đứa trẻ ở thành phố. Cô biết chính người đàn ông đó đã quan tâm đến cô. Trái tim nhỏ bé của cô khi đó có đôi chút ấm áp nhưng cô vẫn không sao gọi ông được một tiếng bố.

Ngày cô thi vào cấp 3, ông bàn với mẹ cô: “Hay là chúng ta chuyển lên thành phố ở”. Mẹ cô liền phản đối: “Lên thành phố thì làm gì chứ? Làm sao mà sống nổi?”. Ông bảo: “Vì con. Đằng nào con cũng phải ra ngoài thuê nhà, như vậy thì sao chúng ta yên tâm được, hơn nữa, ở thành phố kiếm tiền dễ hơn ở đây, mỏ than cũng sắp hết việc rồi, tôi phải kiếm tiền nuôi hai mẹ con, con cũng phải học đại học nữa”.

Hồi đó cô 17 tuổi. Đứng trong góc nhà, cô xắn tay áo như muốn khóc. Vì tiền đóng học phí cấp 3 rất nhiều, tiền tích góp không đủ nên ông đã phải đi bán máu. Trong ngăn kéo có hóa đơn bán máu của ông mà một lần tình cờ cô đã nhìn thấy. Cầm tập hóa đơn trên tay cô rất muốn khóc. “Chú, cảm ơn chú rất nhiều”. Ông ngượng ngùng xoa hai tay vào nhau và cười: “Đều là người một nhà, có gì mà phải cảm ơn”. Mặc dù ông không sành khoản ăn nói nhưng lại luôn tìm cách bắt chuyện với cô.

Một hôm cô nghe thấy ông và mẹ cô nói chuyện: “Con bé thật tội nghiệp, mới 10 tuổi đã không còn bố, nếu tôi không đối xử tốt với nó, thật tình tôi không biết phải ăn nói với ông ấy thế nào. Ngày mai là sinh nhật con bé, em thử hỏi xem con thích gì để chúng ta tặng”. Đó là lần đầu tiên có người tổ chức sinh nhật cho cô. Tự tay ông làm cơm và vì cô tuổi ngựa nên ông đã tặng cô một con ngựa bằng vải mua tận dưới thị trấn. Gắp miếng thức ăn đưa miệng mà trái tim cô cảm giác thật nghẹn ngào.

-> Người mẹ thứ 2

Vì cô, cả gia đình đã chuyển lên thành phố. Ông thì làm thợ sửa giày trên vỉa hè còn mẹ cô thì mở một sạp hoa quả. Ngày nào cô cũng dạo qua hai nơi này. Công việc của ông khá bận bịu, lúc nào đến cũng thấy ông luôn chân luôn tay, nhìn thấy cô, ông luôn mồm: “Cháu đợi chút nhé”. Bên cạnh chỗ ông ngồi sửa giày có một quán bánh bao và một quán bán khoai lang nướng. Có lúc ông mua bánh bao cho cô, có lúc thì mua khoai lang nướng.. Ông cười mắt ông trông càng nhỏ, cô đứng như trời trồng đón lấy chiếc bánh. Cô biết, tuy là ngồi ngay cạnh quán bánh bao nhưng chắc chắn chưa một lần ông dám mua bánh để ăn. Lúc đó cô mới cảm nhận được sự tồn tại lẫn nhau giữa cô và ông.

Và chuyện không vui đã lại ập đến khi cô đang học lớp 11. Mẹ cô tự nhiên ngất xỉu ngay tại sạp bán hàng và không bao giờ tỉnh lại nữa. Cô nghĩ mình là một đứa trẻ bất hạnh. “Không còn bố, giờ mẹ cũng không còn, từ nay về sau, con sẽ dựa vào ai đây?”. Ông liền bảo: “Con gái, đừng khóc nữa, vẫn còn chú mà”. Liệu cô và người đàn ông không cùng quan hệ huyết thống này sẽ sống thế nào đây? Ông không nói không rằng, ngày nào cũng sáng đi sớm tối về muộn, nấu cơm cho cô ăn, chăm sóc cô. Những lúc cô học hành bận rộn, quần áo của cô cũng do một tay ông giặt giũ. Một năm sau cô thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Cầm tờ giấy báo trúng tuyển trên tay, ông đã không cầm nổi nước mắt, ông bảo: “Chú đã chuẩn bị sẵn mấy món để chúc mừng cháu đây”. Lúc đó cô đã rất muốn gọi ông là bố nhưng chẳng hiểu sao vẫn không thể cất lên thành lời. Cô bảo: “Chú, để cháu làm thêm mấy món nữa cho hoành tráng”.

Lên đại học, tiền học phí càng nhiều hơn. Ông quyết định về quê bán nhà. Ông bảo: “Vốn dĩ định sau này sẽ về quê sống nhưng giờ thì không muốn nữa, bán đi để lo tiền học cho cháu, chỉ cần cháu được đi học là chú yên tâm rồi”. Và cô đã dùng số tiền đó để trang trải học phí suốt 4 năm đại học.

Cô biết tiền sinh hoạt phí mà ông gửi hàng tháng là do ông ki cóp từng tí một của những ngày dầm mưa giãi nắng, mái đầu bạc phơ, nước da đen sạm. Sau đó, do thành tích học tập suất sắc, cô đã dành được học bổng sang Mỹ học. Trước khi đi cô đã về nhà chào ông. Đó là lần đầu tiên cô tận mắt nhìn thấy ông khóc.

Ông bảo: “Con gái, nếu sang đó cháu thấy không sống được thì hãy về nhà nhé, cháu không phải lo cho chú, chú tự lo cho mình được”. Và cô cũng đã khóc. Cô bảo: “Chú, cháu lo chú ở nhà một mình…”. Đang nói thì ông nghẹn ngào ngắt lời cô: “Chú là người sắt, cháu không phải lo cho chú đâu”. Hôm cô đi ông cũng đi tiễn cô, mái tóc bạc phơ của ông bay phất phơ trong gió. Trước khi đi ông đã đưa cho cô một chiếc túi giấy. Ngồi trên tàu mở túi ra xem, cô sững sờ, đó là một gói tiền với đủ các mệnh giá, to có, nhỏ có, cũ có, mới có… Cầm gói tiền trên tay, cô khóc nức nở.

Mấy năm sau cô trở về, lần trở về này là để lo chuyện hậu sự cho ông. Cách đây ít lâu ông đã bị đột quỵ ngay trước quầy sửa giày của mình. Cô đã đặt cho ông một chiếc áo quan tốt nhất, còn tốt hơn cả cái của mẹ cô. Theo tục lệ ở đó thì cô phải đội mũ rơm để tỏ lòng hiếu thảo, đó là việc mà con gái nên làm. Rất nhiều người truyền tai nhau khen cô: “Đang du học bên Mỹ mà cũng về lo việc cho bố dượng cơ đấy, thật là có hiếu quá”. Nhưng cô biết cô nợ ông rất nhiều, có lẽ không có gì có thể bù đắp được những tình cảm và sự quan tâm mà ông đã dành cho cô. Cô luôn muốn ông được sống tốt hơn, muốn đền đáp ân tình suốt bao năm qua ông dành cho cô. Nhưng giờ cô biết rất rõ rằng, ông đã trở thành người thân của cô từ rất lâu rồi và trong trái tim ông, cô chính là cô con gái mà ông thương yêu nhất.

Mọi người có mặt ở đó đều nghĩ rằng cô sẽ gọi ông là chú như bao năm qua cô vẫn gọi, nhưng không, từ sâu trong đáy lòng mình cô đã chân thành gọi ông bằng tiếng bố. Một tiếng bố khiến cô vỡ òa trong nước mắt.

-> 1001 câu chuyện khiến người đọc rơi nước mắt

Video: Chị gái kể chuyện tuổi thơ cày bừa, ăn dưa cà của Xuân Mạnh U23 Việt Nam

Minh An  
Chồng và bạn thân gian díu, tôi đau đớn tột cùng nhưng quyết không ly hôn
Tôi mới 38 tuổi, vợ đã đẩy ra ngủ phòng riêng
Vừa ly hôn được 3 tháng vợ cũ đã xin quay lại, tôi choáng váng nhận ra sự thật phũ phàng
Tôi mất hết bạn bè kể từ khi vợ phát cho 100.000 đồng/ngày
Chồng nói về quê nội vài hôm, tôi gục ngã khi biết chồng đang âu yếm gái lạ bên bãi biển
10 thực phẩm giúp 'phái mạnh' có cuộc yêu như ý muốn
Lén lút đi theo chồng, tôi bật khóc khi phát hiện bí mật của anh
Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát
Tôi rất muốn ly hôn vì vợ có những biểu hiện này
Khác lạ thú vị về ham muốn tình dục ở nam và nữ
Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ
Sốc khi phát hiện chồng nhiều lần “ăn vụng” trong suốt 15 năm
Kế hoạch 'đánh ghen' chồng ngoại tình và cái kết khiến tôi từ bỏ ý định
Chồng muốn tôi ngừng diễn cảnh gia đình hạnh phúc kẻo về già sẽ cô đơn, bất hạnh
Nam giới nghĩ gì khi phụ nữ chủ động trong 'chuyện ấy'?
Cuộc sống sau ly hôn đang yên ổn bỗng đảo lộn trước lời đề nghị bất ngờ của chồng cũ
Khơi lại sai lầm chồng ngoại tình khác nào 'đòn tra tấn'
Tình cờ chạm mặt chồng cũ, tôi đi từ bất ngờ này sang cú sốc khác
Lợi ích của màn dạo đầu khi bước vào 'cuộc yêu'
Chồng ngoại tình khi chúng tôi đang nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm
Xem thêm