Thứ ba, 07/05/2024 14:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 08/03/2018 09:25

Để chúng tôi không còn cô đơn

“Con còn nhỏ vẫn còn hy vọng, cứ tiếp tục đau buồn cũng chẳng ích gì”. Sự cương quyết, cứng rắn của người phụ nữ cuối cùng đã cứu chị.

Người phụ nữ 35 tuổi ngồi trước mặt phóng viên luôn miệng tươi cười, nói năng hoạt bát. Vẻ tươi tắn toát ra từ bên trong đó của chị không thua kém bất cứ người phụ nữ cùng trang lứa nào. Chỉ đến khi căn bệnh tự kỷ ập lên đầu cậu con trai 3 tuổi rưỡi của chị, sự lo lắng không giấu nổi hiện rõ trong đôi mắt chị mới làm cho người ta nghĩ đến những khổ đau, vất vả mà chị đã phải chịu đựng suốt hơn ba năm qua.

1

“Có lúc tôi đã muốn nghĩ đến cái chết” - Ảnh minh họa

“Có lúc tôi đã muốn nghĩ đến cái chết”

Sau khi tốt nghiệp đại học chị về làm ngay tại quê nhà và quen người chồng hiện tại. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng bận mải công việc, mãi đến năm 32 tuổi chị mới sinh bé Minh. Lần đầu tiên được làm mẹ, chị Hà vô cùng vui sướng và hạnh phúc. Chị quyết định từ bỏ công việc đang hái ra tiền để ở nhà chăm con. Vợ chồng chị cũng lên kế hoạch rõ ràng cho tương lai của cậu con trai: “Đợi con lớn chút nữa sẽ chọn cho con một chỗ học tốt để con có được điều kiện học tập tốt nhất, tương lai còn đi học đại học, còn ra nước ngoài nữa”… Nhìn cậu con trai đáng yêu, khỏe mạnh, cuộc sống ngập tràn niềm vui, chị Hà cảm thấy hạnh phúc như đang được sống trên trời vậy.

Bé Minh đã tròn 1 tuổi. Những đứa trẻ đồng trang lứa vào thời điểm này đã biết gọi những từ đơn giản như ‘bố”, “mẹ” còn Minh thì chưa. Chị Hà có hướng dẫn nhưng bé Minh luôn tỏ ra không tập trung, không nghe thấy gì vậy. Sự lo lắng của chị mỗi ngày một tăng. Khi bé Minh biết đi, mỗi lần đến một nơi quen thuộc để chơi, bé luôn cứng nhắc đi theo một con đường, bất động nhìn rất lâu những đồ vật chuyển động quay tròn như cánh quạt, bánh xe nhưng không nói và cũng không để ý đến ai. Nỗi lo lắng dường như đè nặng thêm lên đôi vai của chị Hà. Rồi bỗng nhiên chị nhớ đến một chương trình nói về căn bệnh tự kỷ mà đài truyền hình phát cách đây không lâu. “Bệnh tình của con trai lẽ nào giống như chương trình đã nói”. Nghĩ đến đây, tim chị như ngừng đập. “Không đúng, một đứa trẻ linh hoạt xinh xắn thế này không thể mắc bệnh đó được. Hay là hàng ngày mình chơi với con hơi ít? Không được, nếu là thật, kéo dài thời gian sẽ làm cho bệnh tình càng thêm trầm trọng”. Hai ý nghĩ đan xen nhau khiến chị Hà gần như suy sụp. Hai vợ chồng chị lên mạng tra cứu các thông tin liên quan đến căn bệnh, đối chiếu rồi đối chiếu. Hình như hoàn toàn trùng khớp. Chị thử mọi cách, từ nhẹ nhàng đến quát mắng nhằm “thức tỉnh” bé Minh nhưng bé vẫn không hề phản ứng. Nửa tháng sau, trong nỗi tuyệt vọng, hai vợ chồng chị đưa cháu đến viện kiểm tra lần cuối. Câu nói “hãy mau luyện tập cho cháu ngay” của bác sĩ điều trị khiến chị Hà như “từ trên trời rơi xuống địa ngục”, toàn thân chị run rẩy, mềm nhũn…Từ hôm đó chị mất ngủ triền miên, không thiết ăn thiết làm gì nữa. “Tương lai của con sẽ thế nào đây”, “Bố mẹ chết rồi, sau này con sẽ sống ra sao”. “Một câu kêu “đói” thật đơn giản mà con cũng không biết gọi, liệu con có bị chết đói không”… Bao nhiêu câu hỏi như vậy cứ đeo đẳng chị Hà suốt ngày suốt đêm.

-> Bất hạnh vì chồng bị tâm thần

“Mỗi một tiến bộ là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với chúng tôi”

Con còn nhỏ vẫn còn hy vọng, cứ tiếp tục đau buồn cũng chẳng ích gì”. Sự cương quyết, cứng rắn của người phụ nữ cuối cùng đã cứu chị. Chị bắt đầu tìm đến các trung tâm có thể huấn luyện, chữa trị cho trẻ tự kỷ.

Bắt đầu từ việc phục hồi chức năng. Lịch làm việc của chị hoàn toàn xoay quanh bé Minh. Sáng 6 giờ dậy, nấu cơm, dạy bé Minh mặc quần áo, cho cháu ăn. 8 giờ bắt đầu đến trung tâm. Lớp học có hơn 40 người thì một nửa là các cháu, một nửa là phụ huynh, dường như không chỉ có các cháu đang nghe giảng mà các bậc phụ huynh cũng vừa nghe giảng vừa theo dõi động thái của các cháu. Vì đường xá xa xôi nên buổi trưa hầu hết các bậc phụ huynh đều ở lại đó, vừa chuyện trò vừa trao đổi kinh nghiệm. Với kinh nghiệm hơn 2 năm, chị Hà tâm sự: “Đối với các cháu mắc bệnh tự kỷ, càng lo lắng càng phản tác dụng, các bậc phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn và nỗ lực

Nửa năm qua, bé Minh đã có rất nhiều tiến bộ. 2 tuổi 10 tháng, dưới sự hướng dẫn của chị Hà, lần đầu tiên bé Minh đã biết gọi “bố”, “mẹ” một cách có ý thức. Đến 3 tuổi, bé Minh đã tự biết cầm thìa ăn cơm. Trong bữa cơm gia đình 3 người hôm đó, chị Hà và chồng đã không giấu nổi giọt nước mắt hạnh phúc: “Tương lai của tôi chắc chắn sẽ dồn hết cho bé con rồi. Còn về phần cháu, chuyện học đại học, ra nước ngoài từ lâu tôi đã không nghĩ đến, chỉ mong cháu được lớn lên thật vui vẻ, học được những kỹ năng mưu sinh cơ bản mà thôi”.

Video Chồng kém vợ 1 giáp

Thanh Tùng  
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ vào tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Ghen tuông vô cớ với chồng, vào viện tâm thần bác sĩ nhanh chóng phát hiện điều lạ
60 giây để yêu!
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Cây sợ 3 lần rung, phụ nữ sợ 3 lần tán tỉnh
Đồ dùng trẻ em thương hiệu Richell được phân phối bởi Magicwave 
Xem thêm