Thứ năm, 09/05/2024 16:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 02/12/2019 13:44

Chuyên gia môi trường Nhật Bản: GĐ Sở Xây dựng Hà Nội phát biểu "vô căn cứ"

Giám đốc sở xây dựng nói xử lý ô nhiễm môi trên sông Tô Lịch thất bại, chuyên gia môi trường Nhật Bản ngay lập tức phản bác.

Dự án làm sạch sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản chính thức được khởi động từ 16/05/2019.

Sau thời gian ngắn dùng công nghệ Nano-Bioreactor xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, các thông số đều đạt yêu cầu như tuyên bố trước đó của đoàn chuyên gia Nhật. Tiếp sau đó, chuyên gia Nhật đã trực tiếp tắm trên đoạn sông Tô Lịch trước sự chứng kiến của người dân và cơ quan truyền thông.

4

Chuyên gia Nhật Bản trực tiếp tắm tại Sông Tô Lịch đoạn được thực hiện thí điểm

Ở một diễn biến đáng chú ý, ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã trực tiếp tham quan khu thí điểm xử lý ô nhiễm tại Hồ Tây. Trong buổi tham quan, Bộ trưởng cho biết: “Với ba mục tiêu của dự án này là xử lý mùi, các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như Ecoli, Coliform… để tạo ra nước an toàn cho các dòng sông. Tôi nghĩ như vậy với Việt Nam là rất tuyệt rồi. Công nghệ của Nhật Bản chúng tôi không còn phải nghi ngờ gì nữa. Việc áp dụng công nghệ này rất tốt”.

8
3.Anh ca Koi ngay do thiet bi khoi song To Lich ngay 9.11.2019

Hình ảnh cá Koi được thả tại khu vực thực hiện thí điểm và hình ảnh so sánh độ trong giữa nước Lavi và nước được xử lý

Việc thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm trên sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây cũng dành được nhiều kết quả cũng nhận được sự đón nhận và đồng tình của nhiều người dân. Đặc biệt, những người dân sinh sống hai bên bờ sông Tô Lịch chịu ô nhiễm suốt hàng chục năm qua.

Sau quá trình thực hiện thí điểm và hoàn thành, ngày 9/11/2019 điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch đã thực hiện việc tháo dỡ hệ thống xử lý trên khu vực thí điểm.

Tại khu thí điểm Hồ Tây, để chứng minh khả năng không bị tái ô nhiễm, để chứng minh việc sau khi xử lý chất lượng nước Hồ Tây đã đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT khu thí điểm Hồ Tây được giữ lại để người dân được tham quan.

Kết quả mà dự án sử dụng công nghệ Nano-Bioreactor để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây là vậy. Thế nhưng, mới đây, người đứng đầu Sở Xây dựng Hà Nội đã có những phát biểu liên quan đến vấn đề này khiến chuyên gia về môi trường của Nhật Bản phải có ý kiến.

Theo đó, ngày 29/11, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết: “Vừa qua, chính quyền thủ đô đã nghiên cứu ba phương án làm sạch sông Tô Lịch. Đầu tiên là thu gom tại chỗ tất cả các điểm xả thải, song phương án này không thực hiện được vì dọc bờ sông có quá nhiều điểm xả thải.

Phương án thứ hai của công ty Việt Nhật, dùng công nghệ Nano-Bioreactor, "vừa rồi thành phố mời đến thí điểm và đơn vị này đã thất bại". Ngoài ra, Công ty Thoát nước Hà Nội cũng thí điểm dùng hoá chất làm sạch sông Tô Lịch. Tuy nhiên, người đứng đầu Sở Xây dựng không nói đến kết quả việc thí điểm này.

"Hiện chỉ còn phương án cuối cùng là xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải đặt dọc hai bên bờ sông, nước thải sẽ được đưa về nhà máy nước thải Yên Xá để xử lý", ông Dục nói.

1
2
3

Văn bản phản bác TS.Tadashi Yamamura - Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản

Trước ý kiến trên, ngày 1 tháng 12 TS.Tadashi Yamamura - Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản ngay lập tức có văn bản phản bác.

Theo đó văn bản phản bác của chuyên gia Nhật Bản nêu: “Chúng tôi đã rất tôn trọng ý kiến ngài Chủ tịch Hà Nội về việc không thông tin cho báo chí. Nhưng lần này, ông Giám đốc Sở Xây dựng là người Đại diện cho chính quyền Hà Nội cố tình phát biểu vô căn cứ, không hiểu mục tiêu, trái kết luận của UBND Thành phố như thế, chúng tôi không hiểu động cơ, mục đích là gì? Vậy nên, chúng tôi phải lên tiếng để bảo vệ danh dự của Công nghệ Nhật Bản cũng như danh dự cá nhân Chúng tôi liên quan tới Dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch".

Văn bản phản bác tiếp tục chỉ rõ: “Trong buổi họp đánh giá về kết quả Dự án này do Chủ tịch UBND Hà Nội chủ trì ngày 29/10/2019, ông Giám đốc Sở Xây dựng cũng không có ý kiến đánh giá về kết quả không đạt hay thất bại. Mặt khác, UBND Thành phố còn đang giao cho Tổ chức Chúng tôi tiếp tục triển khai làm mở rộng thêm 1 ao tù để tiếp tục đánh giá. Vậy chúng tôi không hiểu không hiểu động cơ, mục đích là gì, căn cứ vào Kết luận đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay UBND Thành phố mà ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội lại có thể vượt thẩm quyền và phát ngôn đánh giá rằng kết quả Dự án chúng tôi là thất bại?

Mỗi dự án khi triển khai đều có mục tiêu cần đạt được. Trong đợt thí điểm chứng minh Công nghệ xử lý của Nhật Bản lần này, kết quả cho thấy 6/6 mục tiêu như dưới dây đều đạt như:

Chứng minh việc xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối (ở cấp độ phân tử), khu vực lắp đặt thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor mùi hôi thối gần như không còn;

Chứng minh việc phân hủy tận gốc một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông tại khu vực thí điểm thành CO2, H2O mà không cần nạo vét cơ học;

Tiếp đến chứng minh mô phỏng theo xử lý trong 24 giờ lượng nước thải chảy liên tục vào khu quây theo tỉ lệ thực tế trên sông Tô Lịch được xử lý bằng công nghệ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng nước đạt quy chuẩn hiện hành của Việt Nam (QCVN 08-MT:2015/BTNMT);

Bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt;

Thứ năm là chứng minh nguyên lý kích hoạt vi sinh vật có lợi tăng, làm ức chế và giảm số lượng vi khuẩn có hại như Coliform, E.coli để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống cạnh khu thí điểm và cả dòng sông trong lương lai;

Và mục tiêu cuối cùng là hệ thống xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm thứ cấp (không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu, không nạo vét bùn mang đi nơi khác gây ô nhiễm tại khu vực đổ thải).

Với kết quả cho thấy 6/6 mục tiêu đặt ra đã đạt. Vậy dự án chứng minh công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã thành công như dự kiến.

Với những thông tin đó, TS.Tadashi Yamamura - Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản một lần nữa khẳng định: “Phát ngôn của ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục về kết quả thí điểm của Công nghệ Nano-Bioreactor tại sông Tô Lịch thất bại là vô căn cứ, không hiểu mục tiêu về dự án".

Hoàng Sơn  
Hải Phòng khám tư vấn sức khỏe cho trên 1.000 người cao tuổi
Cứu sống bệnh nhân 22 tuổi tắc mạch não bằng kĩ thuật tiêu sợi huyết
Bé gái 5 tuổi uống nhầm hoá chất thí nghiệm
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Nhập viện nguy kịch do dùng thuốc tự kê đơn
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Đoàn cấp cao IPPF làm việc với Hội KHHGĐ Việt Nam về dự án chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Chia sẻ yêu thương và tri ân cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Trải nghiệm mô phỏng môi trường học thực tế tại New Zealand
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Xem thêm