Thứ hai, 20/05/2024 18:04
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 10/11/2019 09:36

Dự án thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây hoàn thành với kết quả như mong đợi

Chính thức hoàn thành thí điểm dự án xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây với kết quả như tuyên bố trước đó của chuyên gia Nhật

Chiều ngày 11/4/2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc về vấn đề xử lý ô nhiễm, làm sống lại sông Tô Lịch. Sau buổi làm việc của Thủ tướng, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã vào cuộc quyết liệt, để triển khai thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây.

1

Hình ảnh buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Dự án Thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây

Sáng 16/05, tại sông Tô Lịch (đoạn Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu Giấy) và Hồ Tây (tại 61, Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ, Hà Nội), dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản chính thức được khởi động.

6

Tiến sĩ Tadashi Yamamura đang giải thích công nghệ Nano Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây

9

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE), người đưa công nghệ Nhật Bản về để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và Hồ Tây

Sau thời gian ngắn dùng công nghệ Nano-Bioreactor xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, các thông số đều đạt yêu cầu như tuyên bố trước đó của đoàn chuyên gia Nhật. Tiếp sau đó, chuyên gia Nhật đã trực tiếp tắm trên đoạn sông Tô Lịch trước sự chứng kiến của người dân và cơ quan truyền thông. Đến ngày 16/9, cá Koi của Nhật Bản được thả tại sông Tô Lịch và Hồ Tây. Đến nay đàn cá Koi vẫn sinh sống bình thường.

4

TS Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản bơi lội, ngụp lặn trên sông Tô Lịch

Ở một diễn biến đáng chú ý, ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã trực tiếp tham quan khu thí điểm xử lý ô nhiễm tại Hồ Tây. Trong buổi tham quan, Bộ trưởng cho biết: “Với ba mục tiêu của dự án này là xử lý mùi, các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như Ecoli, Colifom… để tạo ra nước an toàn cho các dòng sông. Tôi nghĩ như vậy với Việt Nam là rất tuyệt rồi. Công nghệ của Nhật Bản chúng tôi không còn phải nghi ngờ gì nữa. Việc áp dụng công nghệ này rất tốt”.

2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã trực tiếp tham quan khu thí điểm xử lý ô nhiễm tại Hồ Tây

Trước thành công với kế hoạch hoạch đề ra trong xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây. Ngày 9 tháng 11 tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản đã ra thông cáo Báo chí, trong đó nội dung nêu rõ:

“Được sự giúp đỡ của Ngài Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành..., chúng tôi đã thực hiện Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Sau thời gian thực hiện thí điểm, chúng tôi đã báo cáo kết quả thí điểm tới UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Chúng tôi xin gửi tới quý Cơ quan thông tấn, Báo chí về việc tháo dỡ khu thí điểm trên sông Tô Lịch và tiếp tục duy trì việc kiểm chứng khả năng không bị tái ô nhiễm trở lại tại khu thí điểm một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản như sau:

Tại Tô Lịch, thời gian tháo dỡ hệ thống xử lý trên khu vực thí điểm bắt đầu từ ngày 9/11/2019 (Thứ 7) đến ngày 12/11/2019 (Thứ 3).

Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã hoàn thành quá trình đánh giá sau một thời gian duy trì, kiểm chứng tại sông Tô Lịch trong mùa mưa và 01 tháng mùa khô.

Về cá Koi, đến nay đã gần 02 tháng kể từ ngày thả cá Koi và cá chép Việt Nam xuống khu thí điểm trên sông Tô Lịch, cá sống rất khỏe và Công ty JVE- Đơn vị phối hợp thực hiện của chúng tôi đã chuyển toàn bộ số cá Koi và cá chép này sang khu vực thí điểm tại Hồ Tây.

Tại khu thí điểm Hồ Tây, theo nội dung báo cáo tới ngài Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại văn bản số 398/2019/JEBO, ngày 16 tháng 9 năm 2019 về việc tiếp tục duy trì khu thí điểm tại Hồ Tây để chứng minh khả năng không bị tái ô nhiễm. Việc giữ lại khu thí điểm Hồ Tây để chứng minh việc sau khi xử lý chất lượng nước Hồ Tây đã đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT thì không cần vận hành máy nano (thời gian vận hành: 0/24h). Nước bên trong khu thí điểm vẫn không bị tái ô nhiễm, cá sẽ không bị chết mặc dù thời tiết có thay đổi đột ngột dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt như đã xảy ra tại bên ngoài khu thí điểm tại Hồ Tây và một số Hồ khác trên địa bàn Thành phố trong suốt vài năm gần đây.

Ngoài ra, để du khách, các tỉnh thành của Việt Nam có nhu cầu xử lý ô nhiễm ao hồ có thể trực tiếp đến thị sát, thăm quan và đánh giá trực quan, so sánh sự khác nhau rõ rệt giữa chất lượng nước bên trong và bên ngoài khu thí điểm bằng công nghệ Nhật Bản.

Công việc liên quan tới việc tháo dỡ, bảo trì hệ thống sẽ do Đơn vị phối hợp triển khai Dự án tại Việt Nam của Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản chúng tôi là Công ty Cổ Phần Cải Thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) thực hiện...".

7

Đàn cá Koi sinh sống bình thường tại Hồ Tây

Với những kết quả đạt được tại dự án thí điểm xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lich và một góc Hồ Tây của Nhật Bản, đang mở ra kỳ vọng lớn trong hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường hiện nay.

Hoàng Sơn  
Tags:
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Xem thêm