Thứ hai, 20/05/2024 16:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 14/08/2019 14:25

Hà Nội: Đề xuất kinh phí 150 tỷ đồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, đơn vị này đang xây dựng, đề xuất phương án nếu thông qua sẽ có mức kinh phí khoảng 150 tỷ để làm sạch nước sông Tô Lịch.

Tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức, ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thông tin về chất lượng và giá cả của chế phẩm Redoxy-3C với công nghệ Nhật Bản và phương án làm sạch nước sông Tô Lịch.

Ông Võ Tiến Hùng cho biết, hiệu quả chế phẩm Redoxy-3C trong xử lý nước sông hồ ô nhiễm qua thực tế sử dụng cho thấy đạt chất lượng tốt. "Nước sông, hồ sau xử lý bằng chế phẩm này đạt các chỉ tiêu theo quy định...", ông Hùng nói.

To-lich01

Ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tại buổi giao ban báo chí.

>>>Chuyên gia Nhật tắm ở sông Tô Lịch, người dân Hà Nội bày tỏ vui mừng

Cũng theo ông Hùng, công nghệ xử lý của Nhật Bản hiện đang được Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) áp dụng tại sông Tô Lịch đang trong quá trình thử nghiệm, chưa công bố kết quả và cũng chưa rõ giá thành. Theo đó, để có thể so sánh giữa hai công nghệ này cần phải chờ kết quả từ việc xử lý ô nhiễm bằng công nghệ của Nhật Bản.

“Quan điểm thành phố Hà Nội là hết sức trân trọng ý tưởng thử nghiệm, tổ chức triển khai thí điểm. Công nghệ nào hiệu quả, giúp thành phố tiết kiệm được chi phí, giá thành thì sẽ được lựa chọn”, ông Võ Tiến Hùng khẳng định.

Những thông tin khác liên quan đến chế phẩm Redoxy 3c, đại diện hai đơn vị cho biết hiện thành phố đang chờ kết quả từ việc thanh tra toàn diện việc mua, quản lý, sử dụng chế phẩm này. Kết quả thanh tra sẽ sớm được công bố khi có kết quả chính thức.

To-lich04

Khu vực thí điểm xử lý nước sông Tô Lịch đang được Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) áp dụng.

Nói về dự án bổ cập nước từ sông Hồng vào hồ Tây để làm sống lại sông Tô Lịch, ông Võ Tiến Hùng cho biết, Hà Nội áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có việc tách nước thải đưa về xử lý tại trạm xử lý nước thải Yên Xá.

"Có một số nhà khoa học có nói việc bổ cập nước sông Tô Lịch là đẩy nước thải xuống vùng hạ lưu và cho rằng đây chỉ là là giải pháp phần ngọn. Hà Nội hiện đang tách nước thải, đưa về hạ lưu cuối nguồn là trạm xử lý nước thải Yên Xá chứ không xả thải thẳng ra sông, dự án đang triển khai chứ không phải nằm trên giấy tờ, dự kiến 4 năm nữa là xong...", ông Võ Tiến Hùng thông tin.

Việc phải bổ cập nước hồ Tây vào sông Tô Lịch, giải quyết cho 2 vấn đề hồ Tây vào mùa khô nước cạn kiệt, không có bổ cập nước nào khác là nước mưa, gây ra ô nhiễm. Việc bổ cập nước cho hồ Tây là hết sức cần thiết. Nguồn nước từ nước mặt sông Hồng dễ xử lý và tiết kiệm chi phí.

Hiện nay không bổ cập nước thải vẫn thường xuyên chảy xuống hạ lưu. Hà Nội đã làm việc với các tỉnh yêu cầu đóng cửa đập, dùng bơm hạn chế tối đa nước thải đưa xuống Hà Nam qua sông Nhuệ. Bổ cập nước đương nhiên nước thải được pha loãng đỡ hơn không được pha loãng. Kinh phí đang xây dựng, đề xuất phương án, nếu thông qua sẽ có mức kinh phí khoảng 150 tỷ.

H. Nam  
Thông tin mới nhất về sự việc nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ liệt 2 chân
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Xem thêm