Chủ nhật, 19/05/2024 06:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 03/06/2021 11:30

Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong mùa dịch: Ăn uống thế nào, có nên thăm khám định kỳ?

Trước thông tin nhiều mẹ bầu lây nhiễm Covid-19 không ít chị em tỏ ra lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong mùa dịch và việc thăm khám định kỳ tại phòng khám, bệnh viện.

Trong những ngày qua khi dịch Covid-19 tăng mạnh ở một số tỉnh thành, đã có một số bà bầu bị lây nhiễm. Những thông tin này khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng về việc phòng tránh lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe, khám thai định kỳ trong mùa dịch khi việc đến các phòng khám, bệnh viện luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiếp xúc và lây lan.

Trước những thắc mắc của mẹ bầu, Bác sĩ BSCKI Cao Thị Hồng Chi – Giám đốc Phòng khám sản phụ khoa Hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam đã đưa ra những giải pháp cho mẹ bầu về cách chăm sóc, khám thai an toàn trong mùa dịch.

Empty

BSCKI Cao Thị Hồng Chi – Giám đốc Phòng khám sản phụ khoa Hội KHHGĐ Việt Nam

Theo Bác sĩ Hồng Chi, để phòng nguy cơ lây nhiễm nhiễm Covid – 19 các mẹ bầu cần đảm bảo một số giải pháp chống dịch như hạn chế ra ngoài khi không cần thiết; Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; Giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2m; Không tiếp xúc với những người đang nhiễm, hoặc nghi nhiễm Covid. Ngoài ra mẹ bầu cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ít nhất 20 giây/lần hoặc rửa tay bằng nước sát khuẩn đạt chuẩn khi tiếp xúc với vật dụng; Vệ sinh họng, miệng bằng nước muối sinh lý; Không đưa tay lên phần mắt, mũi, miệng; Đeo gang tay y tế, kính chắn khi ra khỏi nhà.

Bác sĩ Cao Hồng Chi cũng khuyên các mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng và chú trọng tới việc nghỉ dưỡng, thư giãn tinh thần để có sức khỏe tốt nhất.

“Các mẹ bầu phải đi khám theo đúng định kỳ, không nên mang tâm lý sợ dịch mà không đi. Đã có nhiều trường hợp không mong muốn xảy ra với mẹ bầu khi không tái khám theo đúng lịch của bác sĩ” – Bác sĩ Hồng Chi đưa ra lời khuyên dành cho các mẹ bầu.

Bác sĩ Hồng Chi phân tích, ở mốc 12 tuần các mẹ bầu cần đi siêu âm đo độ mờ da gáy, làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Nếu mẹ bầu bỏ qua mốc này sẽ rất khó sàng lọc được những dị tật trước sinh.

Hay ở mốc 24 - 28 tuần mẹ bầu cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm độc thai nghén, tiểu đường thai kỳ, tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ thì dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con.

anh 1 (4)

Giám đốc Phòng khám sản phụ khoa Hội KHHGĐ Việt Nam cho rằng, việc kiểm tra sức khỏe mẹ bầu trong giai đoạn dịch là rất quan trọng

Theo Bác sĩ Hồng Chi, mẹ bầu không nên đi ra ngoài khi thật sự không cần thiết, tuy nhiên phải khám thai đầy đủ và đúng lịch hẹn.

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa sản này cho hay, khi đi khám thai trong mùa dịch, các mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc như cần gọi điện thoại đặt lịch hẹn trước với bác sĩ; Đeo khẩu trang, gang tay, kính chắn khi đi khám; Sát khuẩn tay, vệ sinh miệng; Di chuyển bằng phương tiện cá nhân; Khi đến khám cần giữ khoảng cách 2m với người khác; Luôn chuẩn bị sẵn và mang theo khăn giấy, nước rửa tay và khẩu trang bên mình... đó là những điều kiện an toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt khi đến các phòng khám hay nơi đông người.

Bác sĩ Hồng Chi cũng khuyến cáo, khi đi thăm khám thai các mẹ bầu nên đi cùng với 1 người thân, hạn chế đi với nhiều người, như vậy sẽ rất khó kiểm soát, tăng nguy cơ lây nhiễm dịch Covid - 19.

“Mẹ bầu khi đến phòng khám sẽ được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, khai báo y tế, sau đó mẹ bầu vào khám bình thường. Còn về phía nhân viên y tế sẽ phải khử khuẩn, đeo khẩu trang, gang tay, kính chắn trước khi tiến hành thăm khám cho mẹ bầu”, Bác sĩ BSCKI. Cao Thị Hồng Chi đưa ra lời khuyên.

Ngoài ra, để đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19, Phòng khám Sản phụ khoa Hội KHHGĐ Việt Nam bên cạnh việc tăng cường các yếu tố phòng dịch còn đặt vòng, khám bệnh miễn phí, phát thuốc tránh thai, giảm giá cấy que tránh thai... cho khách hàng nhằm hỗ trợ người dân trong giai đoạn khó khăn với phương châm mang “mang dịch vụ thân thiện đến với khách hàng”.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19, bà mẹ mang thai cần được đảm bảo bữa ăn hàng ngày đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn; Thức ăn giàu đạm đến từ thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt đậu đỗ; Rau tươi, trái cây tươi các loại là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của bà mẹ mang thai.

Cần thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm để vừa cung cấp tốt các chất dinh dưỡng vừa tạo sự ngon miệng, nhất là khi bà mẹ bị nghén.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tuấn Anh  
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Xem thêm