Cha mãi đừng xa con
Cha đã hy sinh tất cả, ngay cả khi không có gì trong tay, để tôi được ước mơ, được đến trường, vượt qua được gian khó, được thành công và sống thật với lòng mình, đi qua nỗi buồn, niềm hạnh phúc, thậm chí cả những sai lầm và khổ đau.
Ngày tôi cầm giấy nhập học, cha tôi đã bán mảnh ruộng cuối cùng mà cha dành dụm được. Hôm ấy, ông đến trước Trường Học viện Báo chí và Truyên truyền từ quê hương Đại Đồng xa xôi, nơi cha và mẹ sinh sống như một gia đình nông dân chân thật. Khi ấy, cha đã lúng túng vì không biết có thể liên lạc với tôi bằng cách nào. Sau khi hỏi hết từ đám bạn bè đến những thầy cô mà tôi đang theo học, cha biết tôi nếu không làm phục vụ tại Quán cà phê, hoặc đang làm gia sư cho đám trẻ nhỏ quanh vùng, nơi tôi sống trong một căn phong trọ nhỏ của một người bà con thân thích.
Một vài người nói rằng: “Thằng bé đó đang đứng bắt khách dưới bóng cây ven đường và ông sẽ chẳng thấy nó đâu vì chẳng bao giờ nó chịu ngồi yên một chỗ”. Khoảng 1 rười chiều, sau khi đã có đủ số tiền trong tay, tôi lên lớp, và từ đằng xa cha tôi xuất hiện như hình ảnh đột ngột. Cha đã tâm sự hết lời với người bảo vệ, để có thể bước qua cánh đồng, đưa cho tôi số tiền mà cha nói rằng có thể đủ để đóng học phí như những đám bạn cùng theo học, và trước dáng vẻ gầy nhòm thiếu đói của một người sinh viên như tôi, cha nói: “Con phải ăn nhiều chút. Đâu sẽ có đó, đứng nhịn đói, phải cố gắng ăn lấy sức mà học”. Rồi cha trở về, tôi nhìn theo bóng cha từ đằng sau mà nước mắt trào ra ướt đẫm cà cầu vai áo.
Cha (người chống nạng, mặc áo xanh) trong ngày chúng tôi về nhà chồng
Nhưng vào lúc đó, tôi, tất nhiên sẽ không hình dung nỗi niềm nặng trĩu của cha vì bán thứ mà người nông dân cần thiết nhất: mảnh ruộng và đàn chó. Một cơn đột quỵ thoáng qua khiến cha mãi mãi nằm bất động một chỗ đến mức dù say này tôi và mẹ có cố dùng các biện pháp chăm sóc đặc biệt và dùng đủ mọi thuốc thang cũng không thể nào cứu vãn được tình trạng sức khỏe của cha nữa.
Bây giờ, cha cứ nằm đó trên chiếc giường đơn, không nói không rằng, thỉnh thoảng lại chìm vào cơn mộng mị, tôi đã hiểu mình gần như mất cha rồi đó, thế mà chẳng bao giờ cha quên nhắc tên tôi: “Hạnh, nó đã về chưa. Dạo này học tập có tốt không? Ra trường đã có việc làm chưa”. Ngay lúc đó, trong suốt cuộc đời mình, tôi mới hiểu cha đã dành tình cảm cho tôi còn nhiều hơn tình yêu với bản thân mình.
Những năm tháng trước đó, để có tiền cho tôi theo học và hoàn thành ước mơ, cha tôi đã phải làm đủ mọi nghề từ xe ôm, đạp xích lô và thậm chí là làm công việc cửu vạn ở các bến xe bến bãi. Cha tôi sớm từ bỏ việc học từ bé và cũng không có được chữ nghĩa nhiều như những bố mẹ bạn bè tôi ở vùng quê ấy. Trong các bữa cơm gia đình, cha thường kể những câu chuyện của những người thành công trong làng, cốt để giáo dục và hâm nóng trong các con tình yêu với con chữ. Đôi khi chúng tôi đòi cha mua cái này mua cái kia cốt để thỏa mãn lòng hiếu kỳ của trẻ nhỏ, nhưng anh em tôi lại không biết cha đã phải đánh đổi từng giờ lão động trên những cánh đồng, những con đường mà cha tự nguyện. Cho đến khi có ba anh em tôi, cha vẫn chấp nhận sự phản đối của ông bà nội để về sống trong căn nhà đầy đủ tiện ích, cha tôi cương quyết sống trong ngôi nhà cũ kỹ mà cha muốn các con mình phải có tính tự lập.
Có những lúc lặng nhìn cha bình thản đi qua những nhọc nhằn đó, tôi cứ thấy dâng lên trong lòng cái suy nghĩ vì sao một người như cha lại có thể chịu đựng những khó khăn ấy, để chúng tôi có được một tương lai hơn người. Không buổi tối nào là cha ông không ngồi bắt khách trên những đại lộ vắng bóng người qua. Và việc cha làm như vậy, rốt cuộc cũng vì bữa đói bữa lo của chúng tôi mà rõ ràng hơn là minh chứng cho tình thương mà cha dành cho chúng tôi tuyệt đối. Giọt mồ hôi, cái nắng gắt trên công trường xây dựng và những cơn thiếu máu vì lao động qua sức vẫn khiến cha đứng vững, thế mà chẳng bao giờ cha nói với mẹ và các con rằng cha phải làm việc như thể một sự ép buộc. Tất cả tình yêu cha dành cho tôi được hun đúc từ cuộc đời lao động ưa nắng mưa nơi cha.
Giờ đây, cha không còn đi lại được nữa, cha nằm bất động trên giường trong khi cha vẫn không ngớt nói với mẹ “các con” cần đến lớp đến trường dù cho có đói, có nghèo và có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Một trong những điều cha vẫn cảm thấy nuối tiếc, là không trở nên một người thành công và giàu có, đủ để lo cho chúng tôi có một tương lai bằng bạn bằng bè. Nhưng rồi một hôm, trong cơn mê sảng cha gọi mẹ đến bên giường, tôi cứ nghĩ cha nói gì với mẹ, nhưng khi tôi lại gần thì từ trong vòng tay cha kéo tôi đến gần sát, hôn lên trán, lên mắt, lên môi và đưa cho mẹ tôi một bọc gì đó, mẹ trong một phút đột ngột cứ đứng lặng nhìn cha và hơi thở gần như đứt quãng: “Những đứa con gái dễ thương của chúng cha, những gì tôi đã để các con thiệt thòi và thiếu thốn là trách nhiệm thiếu sót nhất của tôi. Mình hãy cầm lấy số tiền này, để khi chúng nó về nhà chồng khỏi bị người ta trách móc”.
Những điều cha nói hôm đó, đến tận lúc này, tôi vẫn nghĩ niềm vui duy nhất của cha là được nhìn thấy những đứa con lớn lên từng ngày, bởi vì chỉ nhìn chúng tôi hạnh phúc, mỉm cười cha đã thấy mọi điều khác chẳng có nghĩa lý gì với cha. Đó là những gì cha mong muốn nhất nhưng lại không bao giờ thổ lộ và dù có nói ra đi nữa cũng chẳng khiến cha vui hơn, mà thay vào đó là những hy sinh đến hết cuộc đời cho những đứa con nhà nghèo như chúng tôi khôn lớn. Nếu có một so sánh tình cảm mà cha dành cho chúng tôi sẽ không chỉ chúng tôi cảm thấy nợ cha một điều gì đó mà còn là một ân huệ mà cha ban tặng mà thôi.
Trước khi còn khỏe, cha thường ngồi lặng bên những bộ đồ nghề thợ xây. Cái bay, cái bàn xoa, cây thước mét, mà những thứ chị em chúng tôi thường nghịch như món đồ chơi, chính là những dụng cụ lao động và làm việc để cha nuôi sống chúng tôi, đã có lúc tôi cứ nghĩ phải chụp lại hoặc đưa nó vào trong một “bảo tàng” của gia đình để cùng nhau kể chuyện và ôn lại. Cha với những năm tháng nhọc nhằn giờ đây đã có thể nghỉ ngơi. Một ngày cha còn sống là một ngày chúng con phải có trách nhiệm và có đôi khi dù có cố bù đắp đi chăng nữa cũng khó lòng so sánh với công lao cha dành cho chúng con. Nếu một mai cha không còn trên cuộc đời nữa, hoặc rời xa chúng tôi mãi mãi, hoặc trở về thế giới mà cha có thể yên nghỉ, cùng với những ước muốn của cha thì chúng tôi sẽ cảm thấy chẳng còn có ý nghĩa nữa và cái ngôi nhà của chúng tôi ngày nào sẽ trở nên trống vắng và cô đơn biết bao nhiêu.
Tôi chưa bao giờ hỏi cha vì sao cha phải hy sinh nhiều cho các con như thế, nhưng cha không nói, có lẽ hạnh phúc của các con trong bữa cơm có cha có mẹ và ngôi nhà đã khiến cha vui rồi. Trong suốt cuộc đời mình, cha không giữ bất kỳ một chức vụ gì, nhưng người lại chiếm một vị trí trang trọng trong trái tim chúng tôi và luôn luôn được coi là niềm tự hào và vinh quang nhiều nhất, cũng là tấm gương trong suốt hai chiều ấy là khi tất cả chúng tôi luôn tự soi mình để sống. Mỗi khi ra ngoài, người ta hỏi tại sao ông yêu các con như thế, cha tôi thường cười cười bảo rằng: “Chúng là cuộc đời tôi”.
Có lẽ rồi đây, khi thời gian và không gian trôi qua, sẽ càng khiến hình ảnh đẹp đẽ và cao cả trong cha hiệu lên trong chúng con trong mỗi thời điểm nào đó của cuộc đời. Ở trong suy nghĩ tôi, thành công là gì nếu một ngày kia không còn cha nữa, sẽ càng trở nên vô nghĩa, vì còn gì cô đơn và lãnh lẽo hơn nếu thiếu vắng cha mỗi ngày đi về, dù chỉ là một lời trách móc. Cha ơi, mãi đừng xa con!
Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"
Tác giả: Minh Phúc
Địa chỉ: Phú Xuyên – Hà Nội