Thứ sáu, 05/07/2024 23:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/03/2019 07:17

Cẩn trọng với bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già

Khi tuổi càng cao sẽ gây ra nhiều chứng bệnh cho người già trong đó không thể không nhắc tới chứng rối loạn tiêu hóa.

Đặc biệt trong tiết ẩm nồm đầu xuân tạo điều kiện cho các loại virus phát triển và phát tán, nhất là nhóm virus gây bệnh tiêu chảy cấp. Vì thế đây cũng là cao điểm của bệnh lý về đường tiêu hóa ở người già.

Hậu quả của rối loạn tiêu hóa ở người già

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản, nhưng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa lặp đi lặp lại nhiều lần không trị dứt điểm chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trĩ, nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng.

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa đã bị suy yếu như răng yếu nên không thể nhai kỹ được thức ăn, nhu động của thực quản yếu, nhu động dạ dày, ruột bị suy giảm nên việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn diễn ra chậm.

Bên cạnh đó, chức năng tiết các dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, lượng máu tới các cơ quan này cũng bị giảm sút dẫn tới khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém và hệ quả là các dưỡng chất bị hấp thu rất kém.

anh 1

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho người già ngay từ cách ăn uống (Ảnh minh họa)

Những rối loạn tiêu hóa ở người già nếu chỉ bị trong một thời gian ngắn từ 2 đến 3 ngày, không gây biến chứng gì đáng kể thì không đáng lo ngại, cần được điều trị kịp thời và dứt điểm. Trường hợp cần lưu ý là khi tình trạng này kéo dài, dẫn tới hậu quả là hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp nuôi cơ thể bị thuyên giảm và bệnh nhân có dấu hiệu bị suy kiệt và làm nặng thêm các bệnh mạn tính đang mắc phải. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, tâm lý lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất tập trung, dễ cáu gắt, mất hứng thú với cuộc sống,… Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, chán ăn, suy kiệt,… là một vòng tròn luẩn quẩn khiến người bệnh không biết bắt đầu chữa bệnh từ đâu.

Phòng tránh bệnh từ ăn uống

Để giữ gìn sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa khỏe nói riêng, người cao tuổi trước hết phải tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Trong thực đơn những ngày cuối năm cần hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu thay vào đó là những loại đạm dễ tiêu như tôm, cá, thịt nạc. Chế biến món ăn bằng dầu thực vật thay vì mỡ động vật; nên ăn rau quả tươi, ngũ cốc, vừng, lạc…Thức ăn nên được chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín, mềm cần thiết. Hạn chế, thậm chí kiêng hoàn toàn những thức ăn tái, gỏi bởi vì chúng rất dễ gây chướng bụng đầy hơi. Tránh ăn những thức ăn lạ mà cơ thể chưa quen, thức ăn để lâu. Thức ăn phải đảm bảo vừa chế biến, còn nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng.

172ae54d380bd155881a

Hạn chế uống các đồ uống có chứa cồn hàng ngày. Một vài ly rượu hoặc bia khi vui vẻ với bạn bè hoặc những ngày lễ Tết, chắc chắn không gây hại gì cho sức khoẻ. Nhưng nếu lạm dụng hàng ngày những đồ uống này, người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiêu hoá.

Hạn chế hút thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ kích thích việc tiết chất chua và điều này chắc chắn gây hại cho dạ dày. Không ngủ ngay sau khi ăn. Nếu cảm thấy không thể cưỡng lại giấc ngủ sau bưa ăn, hãy gối cao đầu, điều đó giúp dạ dày đỡ nặng nề hơn. Đừng do dự nới bụng quần ra một chút trong bữa ăn nếu bạn cảm thấy tức bụng vì quá no.

Tránh ăn quá vội vàng, đứng để ăn và ăn vào những giờ không đều đặn. Người cao tuổi nên ngồi ăn một cách thư thái, tận dụng bữa ăn để thư giãn và nên tôn trọng giờ các bữa ăn. Việc ăn đúng giờ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết dịch vị và bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Không nên nuốt chửng, phải nhai đều thức ăn, như vậy là đã giảm một khối lượng công việc đáng kể cho dạ dày.

Dù bận đến đâu người cao tuổi cũng nên giữ 3 bữa ăn mỗi ngày, đặc biệt không được bỏ bữa sáng. Sau 1 đêm dài không ăn, dạ dày sẽ trống rỗng và buổi sáng ngủ dậy, hơn lúc nào hết cần phải cung cấp thức ăn cho nó. Theo các bác sỹ, nên dành ít nhất 15 phút cho bữa sáng. Uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày ngay cả mùa đông (1,5 lít nước/ngày).

Các bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám đa khoa chùa Cảm Ứng), khi mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa khiến cho người cao tuổi cảm thấy rất khó chịu. Ông gợi ý một số bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi như sau:

Bài 1: Chữa rối loạn tiêu hóa do lạnh, lên men hơi: Cách chữa: Hoắc hương 12g, hậu phác 12g, hương phụ 8g, sa nhân 8g, trần bì 8g. Ngày 1 thang sắc uống chia làm 3 lần.

Bài 2: Chữa rối loạn tiêu háo do nhiễm khuẩn đường ruột: Cắt căn 12g, hoàng liên 8g, hoàng cầm 12g, nhân trần 12g, kim ngân hoa 16g, mộc thông 12g, hoắc hương 6g, cam thảo 6g. Ngày một thang, sắc uống chia làm 3 lần.

Bài 3: Rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn: Chỉ thực 8g, bạch truật 12g, bạch linh 6g, hoàng liên 8g, hoàng cầm 8g, trạch tả 8g, đại hoàng 6g, thần khúc 8g. Tán bột làm viên ngày uống 20g hoặc mỗi ngày 1 thang thuốc, sắc uống.

Bài 4: Chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đẳng sâm 12g, ý dĩ sao 12g, biển đậu 12g, ý dĩ dao 12g, sa nhân 6g, trần bì 6g, liên nhục 12g, cam thảo 6g, cát cánh 6g. Tán bột, mỗi ngày uống 20g hoặc sắc uống ngày 1 tháng.

Cùng với việc ăn uống đúng cách, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động với mức độ phù hợp với sức khỏe, khí công dưỡng sinh… cũng là biện pháp tốt giúp cho hệ tiêu hóa ở người cao tuổi được hoạt động dễ dàng. Khi thấy có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

->Những bí quyết trường thọ của người Đức

Xem thêm: Hướng dẫn ăn uống lành mạnh vào trong cơ thể

Minh Anh  
5 mẹo ngăn ngừa lẹo mắt khi dùng kính áp tròng
Gợi ý 6 món đồ chăm sóc da không thể thiếu để 'chống lão hóa'
Chị em mắc 'bệnh khó nói' do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ
6 hiểu lầm tai hại về quá trình mang thai và sinh con
Người uống trà và cà phê: Ai trẻ lâu hơn?
Tại sao dùng kem chống nắng đều đặn mà da vẫn đen?
PQA Ích Khí Thăng Dương giải pháp cải thiện tình trạng sa tử cung tại nhà
Nhiều người vứt bỏ hạt mít nhưng không hay biết là 'thần dược' chữa ung thư
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Bệnh tiểu đường tác động đến các cơ quan trong cơ thể như thế nào?
Nỗi buồn lúc tàn canh sau lần gặp lại người quen cũ
Có nên tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'?
Bí quyết hết khàn tiếng do viêm thanh quản từ thảo dược
Mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng lo âu và bệnh parkinson
Mặt 'tan nát' sau 3 tuần uống thuốc tránh thai điều trị mụn
5 lợi ích nhỏ mà 'có võ' của ráy tai
Nam giới đạt đỉnh cao tình dục ở độ tuổi nào?
Nhiệt độ quá cao gây nguy hiểm cho trẻ như thế nào?
Hút thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cách Châu Bùi ăn uống, tập luyện để giảm 3kg sau 9 ngày
Xem thêm