Thứ tư, 15/05/2024 07:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 17/11/2017 07:05

Bố mất không để lại di chúc, con trai có được hưởng toàn bộ tài sản?

Khi người chết không để lại di chúc, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ,...sẽ được hưởng các phần thừa kế bằng nhau.

Bạn đọc Nguyễn Hùng - Hải Dương có đề ghị luật sư tư vấn, câu hỏi như sau: Nhà tôi có 3 chị gái và có mình tôi là con trai hiện đang ở với mẹ. Bố tôi đã mất cách đây 05 năm và không để lại di chúc. Hiện nay, 3 chị gái đã đi lấy chồng và quay lại đòi chia tài sản thừa kế mà bố tôi để lại. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có phải chia lại tài sản bố tôi để lại cho 3 chị tôi không?

Empty

Ảnh minh họa

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế” (Điều 674).

Quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản” (Điều 676).

Theo quy định của pháp luật, tài sản của bố anh để lại được thừa kế theo pháp luật, mẹ anh và 3 chị gái của anh đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, tài sản của bố anh để lại được chia thành 4 phần bằng nhau, anh chỉ có quyền một phần đối với tài sản mà bố anh để lại.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198)

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm