Thứ ba, 14/05/2024 02:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/04/2022 07:00

Báo động tình trạng đuối nước đầu hè: 6 bước cứu trẻ thoát chết người lớn nào cũng cần biết

Chưa đến hè nhưng hàng loạt vụ học sinh đuối nước thương tâm mới xảy ra lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ em.

Liên tiếp các vụ học sinh đuối nước thương tâm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, mỗi năm, đuối nước cướp đi sinh mạng hàng ngàn trẻ. Đặc biệt mùa hè đang tới gần cũng là thời điểm các vụ tai nạn đuối nước gia tăng.

Với bản tính hiếu động, tò mò, thích nghịch nước của trẻ hoặc do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn trong việc quản lý, giám sát là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em.

z3317731947033_c27aff3fe24aa72adaf721620eae2a24

Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

Vừa qua, ngày 3/4 tại Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra sự việc 4 nữ sinh tử vong thương tâm vì đuối nước.

Theo điều tra ban đầu, vào khoảng 14 giờ cùng ngày, một nhóm học sinh nam và nữ tuổi từ 12 - 15 (đang học lớp 7 đến lớp 9) rủ nhau đi chơi và tắm tại hồ Suối Các, xã Hòa Hiệp.

Khi tắm, 4 học sinh nữ đã bất ngờ bị đuối nước, chìm nghỉm. Thấy vậy, những người còn lại đã nhanh chóng bơi vào bờ để cầu cứu người dân nhờ giúp đỡ. Nhận tin người dân gần đó đã nhanh chóng ra hỗ trợ để trục vớt đưa 4 nữ sinh vào bờ. Tuy nhiên cả 4 nữ sinh đều đã tử vong.

Hay mới đây nhất, ngày 4/4 tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra vụ việc 5 học sinh lớp 6 bị đuối nước.

Được biết, nhóm học sinh trên đi học từ lúc 13h ngày 4/4 nhưng tối không thấy về nên gia đình đi tìm thì phát hiện 1 xe đạp thường, 1 xe đạp điện, 2 điện thoại để trên bờ. Liên hệ với giáo viên gia đình mới hay tin buổi chiều các cháu được nghỉ học.

Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cùng nhân dân huy động hàng trăm người khẩn trương triển khai tìm kiếm các nạn nhân.

Các câu chuyện trên lại một lần nữa dấy lên nhiều lo lắng về tình trạng đuối nước ở trẻ nhỏ khi mùa hè đang cận kề.

Nguyên tắc cấp cứu khi trẻ bị đuối nước

Theo TS, bác sĩ Lê Ngọc Duy - Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Nếu được cấp cứu kịp thời trẻ có thể qua cơn nguy kịch nhưng cũng có thể dẫn tới biến chứng nặng nề như suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài hoặc thậm chí trẻ có thể tử vong.

Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc để lại di chứng não bởi không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách. Vì vậy, việc sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật khi trẻ bị đuối nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ.

Bác sĩ cũng chỉ ra các bước cấp cứu trẻ bị đuối nước:

Bước 1: Gọi người giúp đỡ và nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không, từ đó có những biện pháp sơ cứu cần thiết như hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực…

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh nên cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh trẻ bị ngạt thở trở lại.

so-cuu-duoi-nuoc-dung-16491453003921601887187

Cách cơ cứu đuối nước (Ảnh: SKĐS)

Bước 5: Kiểm tra xem nạn nhân có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.

Bước 6: Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo. Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của đội Cấp cứu 115.

"Nên chú ý trong quá trình sơ cứu đuối nước cần tránh các sai lầm thường gặp như dốc ngược trẻ hoặc vác trẻ lên vai rồi chạy cho nôn nước ra, việc vác chạy sẽ làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc. …", bác sĩ Duy nhấn mạnh.

Thúy Ngà  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Xem thêm