Thứ sáu, 17/05/2024 16:29
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/12/2019 18:21

Bài 3: Paday Timeshare vi phạm các quy định liên quan quyền lợi người tiêu dùng

Đó là ý kiến của Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Đoàn luật sư Hà Nội về các hành vi của thương hiệu Paday Timeshare thuộc tập đoàn PCorp.

Như Báo Gia đình Việt Nam phản ánh, Paday Timeshare thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Pcorp có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh mập mờ. Đơn vị này thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ liên quan đối tác liên kết như FLC, Vin group, Sun Group, Bim group,…, quảng cáo về gói dịch vụ và vocher cho khác hàng.

paday-gdvn

FLC Holiday khẳng định đã chấm dứt hợp tác với Paday thuộc tập đoàn PCorp.

Bên cạnh đó, những chiếc voucher Paday Timeshare tặng cho khách hàng đều không rõ ràng, thậm chí không sử dụng được. Phóng viên Báo Gia đình Việt Nam đã liên hệ với tập đoàn Sun Group, tập đoàn này cho biết không có bất cứ hợp tác nào với Paday.

Về phía FLC Holiday cũng khẳng định đã chấm dứt hợp tác với Paday thuộc tập đoàn PCorp. FLC Holiday cũng cảnh báo đến khách hàng có rất nhiều đơn vị giả mạo có liên kết nhằm mục đích xấu. Tất cả những công ty không liên kết với FLC Holiday tặng voucher nghỉ dưỡng đều là giả mạo.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Hành vi của Paday Timeshare là vi phạm các quy định liên quan quyền lợi của người tiêu dùng được quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

Việc Paday Timeshare đưa các thông thông tin sai lệch nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ liên quan đối tác liên kết như FLC, Vin group, Bim group,…, quảng cáo sai thông tin về gói dịch vụ và vocher cho khác hàng là vi phạm quyền của người tiêu dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”.

Hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị xử lý theo Điều 11 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

  • Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 66 Nghị định 185/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính hoạt động thương mại sản xuất bảo vệ người tiêu dùng:

Điều 66. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:
  • a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định;
  • b) Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Tùy theo tính chất mức độ có thể khởi tố hình sự đối với tôi Lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

  • Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
  • a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • a) Có tổ chức;
  • b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  • c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, việc Paday Timeshare quảng cáo sai về vocher cho khách hàng có thể bị xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể thao du lịch quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
pcorp

Paday Timeshare thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Pcorp thì phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Luật sư Hùng nhấn mạnh, khách hàng hoàn toàn có thể khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật của Paday Timeshare. Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Điều 49 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Điều 34, ĐIều 35 Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thể khiếu nại đến Sở công thương thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.

"Để xem xét trách nhiệm của Công ty cổ phần tập đoàn Pcorp phải xem xét Paday Timeshare có đúng là thương hiệu thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Pcorp hay không. Trường hợp đúng là Paday Timeshare thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Pcorp thì phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp Paday và Pcorp là hai đơn vị độc lập, không liên kết, không chịu sự quản lý của nhau thì không thể truy cứu trách nhiệm của Pcorp mà chỉ truy cứu trách nhiệm của Paday Timeshare về hành vi quảng cáo sai sự thật", Luật sư Hùng nói.

Sở hữu kỳ nghỉ là một loại hình mới tại Việt Nam tuy nhiên đang chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng. Khi tiến hành làm thủ tục sở hữu kỳ nghỉ, khách hàng phải nghiên cứu nội dung các điều khoản trong hợp đồng: Số tiền đặt cọc giữ chỗ, chi phí đi lại, sinh hoạt do bên nào chi trả, phí duy trì hợp đồng, quy định về bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng,… cơ quan giải quyết tranh chấp, các điều khoản hạn chế quyền khiếu nại,…

Báo Gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hoàng Anh  
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm