Thứ tư, 30/10/2024 22:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 13/06/2023 07:00

60 năm trôi qua nhưng với con như ngày hôm qua

Cha hoàn toàn có thể yên lòng an nghỉ vì suốt mấy chục năm qua, trong học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống thường ngày, con không bao giờ dựa vào những ưu tiên mà Nhà nước dành cho con của Liệt sĩ để có tư tưởng ỉ lại mà đã luôn cố gắng hết sức mình.

Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2023

Cha kính yêu của con!

Hôm nay con bỗng nhớ Cha một cách nao lòng và con lại ngồi viết thư tâm tình với Cha đây. Gần 60 năm đã trôi qua kể từ ngày Cha hy sinh và được Nhà nước công nhận là Liệt sĩ nhưng đối với con, tất cả vẫn còn như mới đâu đây.

Ngày Cha đi xa, con mới tròn 3 tuổi. Khi ấy con gái còn quá nhỏ để có thể nhớ được những hình ảnh về Cha. Mãi sau này, khi con đã lớn lên; được nghe kể lại và qua những trang Nhật ký của Cha, con mới được biết người Cha yêu quý của mình đã sống như thế nào.

Sắp đến ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 rồi, con lại da diết nhớ về Cha và những gì mà con được nghe kể lại về cái đêm cuối cùng của Cha trước khi đi về nơi xa lắm lại hiện rõ trong tâm trí của con.

Đất lửa Quảng Bình, đêm Trung thu năm 1965.

Sau những ngày máy bay giặc Mỹ liên tục rú gào, điên cuồng trút bom lên mảnh đất Quảng Bình; đêm Trung thu năm 1965, thị xã Đồng Hới – Quảng Bình bỗng yên lặng một cách lạ thường.

Lúc này, bầu không khí trong Bệnh viện Đồng Hới cũng thật tĩnh lặng, yên bình một cách hiếm hoi vì không có những người bị thương dồn dập được đưa tới đây để chiến đấu với tử thần như mọi ngày trước.

Dưới ánh trăng sáng hiền hòa, khi các bệnh nhân đã chìm sâu trong giấc ngủ; ở ngoài hành lang, mấy nhân viên y tế đang ngồi nói chuyện với nhau. Hiếm khi họ có được những giờ phút để được “xả hơi” như thế này.

Trong số họ, có ba người chỉ mới ngoài ba mươi tuổi. Đó là ba bác sĩ trẻ- những chàng trai Hà Nội xung phong vào công tác ở vùng đất lửa Quảng Bình này. Đã lâu lắm rồi, họ mới lại có dịp trò chuyện cùng nhau để chia sẻ nỗi nhớ nhà da diết trong một đêm trăng thơ mộng và yên tĩnh như thế này. Họ nhắc đến những kỷ niệm êm đềm khi còn được ở bên gia đình thân yêu ở Hà Nội. Họ mơ ước về những đêm Trung thu hòa bình sau này, họ sẽ được dẫn con lên phố Hàng Mã mua đồ chơi Trung Thu và được dắt chúng theo tiếng trống “Tùng zinh zinh…” rước đèn quanh Hồ Hoàn Kiếm. Những giấc mơ thật đơn giản và bình dị biết bao.

Nhưng!!!

Buổi sáng ngày hôm sau của cái đêm Trung thu đó: Những tiếng gầm rú điên cuồng của máy bay địch lại bắt đầu quay trở lại như biết bao ngày trước. Những quả bom được trút xuống và nổ xé trời khiến cho bầu không khí của đêm Trung thu ngày hôm qua tưởng chừng như chỉ là ảo mộng.

Những tiếng nổ chát chúa xen với những âm thanh chững chạc của pháo cao xạ ta bắn trả, những tiếng kêu, la hét ở gần cận những vùng vừa bị trúng bom như hòa với nhau, tạo thành một mớ âm thanh hỗn độn thật khủng khiếp.

Bỗng nhiên có những tiếng la hét thất thanh: “Khu vực của Bệnh viện Đồng Hới bị trúng bom rồi!”. Và đau đớn thay! Ba bác sĩ – ba chàng trai Hà Nội đang làm nhiệm vụ trong Bệnh viện đã hy sinh. Máu đã thấm đỏ trên khắp thi thể của ba chàng trai ấy.

Những người còn sống sót ngậm ngùi khóc lên thành tiếng: “Trời ơi! Các bác sĩ này đã luôn dũng cảm, tận tụy cứu được bao nhiêu chiến sĩ và bao nhiêu người dân ở đây thoát chết mà bây giờ không ai cứu được các anh. Trời ơi! Sao máu các anh chảy nhiều đến thế này?”.

Ba người bác sĩ – chiến sĩ ấy đã được Tổ quốc ghi công và phong tặng danh hiệu Liệt sĩ, trong đó có Cha vô cùng yêu quý của con. Trong số những gì còn lại của Cha, mẹ và con đã nhận được những kỷ vật vô giá: đó là ba cuốn Nhật ký của Cha.

Dòng thời gian đã làm ố vàng những trang giấy, làm mờ và nhòe những nét chữ được viết trong những năm tháng đầy khó khăn của cuộc sống cũng như sự khốc liệt của chiến tranh.

Qua những trang Nhật ký, con mới được biết Cha đã phải trải qua cuộc sống vật chất vô cùng thiếu thốn, đời sống tinh thần luôn bị dằn vặt trong đau khổ do hoàn cảnh gia đình. Tuy nhiên, Cha đã không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, phấn đấu để trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi và lên đường tham gia chiến đấu ở đất lửa Quảng Bình.

Trên mảnh đất này, Cha không chỉ phải đối mặt với những khó khăn do sự tàn khốc của chiến tranh, những thiếu thốn cùng cực về vật chất mà còn phải vượt qua những khó khăn trong cách nhìn nhận, đánh giá và sự định kiến hết sức ngặt nghèo của một số người về “Tính tiểu tư sản” như Anh hùng Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm (người có cùng độ tuổi với Cha, là đồng hương và đồng nghiệp của Cha) cũng đã từng phải trải qua.

Tuy nhiên qua những trang Nhật ký của Anh hùng Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm và của ba Bác sĩ – Liệt sĩ (trong đó có Cha), có thể thấy rõ họ thuộc lứa thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, lúc nào cũng đầy nhiệt huyết, thấm đẫm tinh thần lãng mạn của Paven Coocsaghin trong “Thép đã tôi thế đấy” của thế hệ thanh niên thời đó. Họ đã làm việc, chiến đấu hết mình để hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao trong những ngày hết sức khốc liệt này.

Đối với con, những dòng Nhật ký của Cha đã trở thành một phương thuốc diệu kỳ giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Cha hoàn toàn có thể yên lòng an nghỉ vì suốt mấy chục năm qua, trong học tập, làm việc cũng như trong cuộc sống thường ngày, con không bao giờ dựa vào những ưu tiên mà Nhà nước dành cho con của Liệt sĩ để có tư tưởng ỉ lại mà đã luôn cố gắng hết sức mình. Con đã đạt được những kết quả tốt và con đã nghỉ hưu rồi Cha ạ. Các cháu của Cha bây giờ đã trưởng thành và luôn sống noi theo tấm gương của ông ngoại.

Con rất thương và biết ơn mẹ vô cùng vì mẹ chính là điểm tựa giúp cho Cha có nghị lực sống và chiến đấu trong những tháng ngày hết sức khó khăn gian khổ của chiến tranh và sau khi Cha hy sinh, mẹ đã thay Cha nuôi con khôn lớn nên người.

Cha ạ, kể từ ngày Cha hy sinh, cứ mỗi độ Trăng Rằm (không chỉ riêng Rằm Trung Thu), con lại ngước nhìn lên bầu trời ngắm vầng trăng và tưởng nhớ đến Cha. Khi đó, trong con lại hiện lên hình ảnh của những đoàn quân năm xưa đang tiến về phương Nam. Họ là những người lính, những bác sĩ, những nhà báo, những anh chị văn công, những nhà văn, những chiến sĩ tình báo thầm lặng… đã lên đường ra mặt trận để góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Trong số họ, có biết bao người đã không thể trở về “trong ngày vui đại thắng”.

Tổ quốc, đồng bào sẽ mãi mãi ghi nhớ công lao của các Anh hùng – Liệt sĩ, trong đó có Cha yêu quý của con.

Xin Cha hãy yên lòng an nghỉ. Mẹ con, con và các cháu luôn vô cùng thương nhớ Cha và mãi mãi tự hào về Cha.

*Tiêu đề bài viết do tòa soạn đặt

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Nguyễn Thị Mai (Bút danh Mai Diệu Hoa)

Địa chỉ: 94 Phố Đội Cấn - Phường Đội Cấn - Quận Ba Đình Hà Nội

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định.

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban tổ chức  
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: 'Cuộc thi 'Cha và con gái' mang ý nghĩa nhân văn, thấu cảm nhiều người'
NSND Hoàng Cúc: 'Cha sẵn sàng viết đơn cắt hộ khẩu để tôi thoát ly gia đình theo đuổi nghệ thuật'
'Cuộc thi 'Cha và con gái' là cầu nối để tôi được nói tiếng lòng với cha'
“Cuộc thi Cha và con gái giúp tôi nói lời tri ân sâu sắc tới hậu phương”
“Học sinh ngoan, chăm chỉ hơn sau bài viết về cha”
Cuộc thi 'Cha và con gái': Khi tâm tư được viết ra mà không sợ phán xét
PGS.TS Lưu Khánh Thơ: “Cha và con gái” là cơ hội để tôi trải lòng những hồi ức về cha'
Nhà báo Lê Quốc Minh: “Suốt 10 năm tôi đằng đẵng đưa con gái đi học đàn”
Trao giải cuộc thi viết 'Cha và con gái': Lan tỏa những điều tử tế, tốt đẹp cho cộng đồng
Nhà văn Nguyễn Một: Sự chân thật là yếu tố đặc biệt của cuộc thi 'Cha và con gái'
Sáng ngày mai tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái”
MC Chiến Thắng dẫn chương trình Lễ trao giải “Cha và con gái”
Những lá thư tay trong thời đại số
Phát hành sách Cha và con gái: 'Có những câu chuyện làm mình bật khóc ngay từ những dòng đầu tiên'
Ba là 'đôi chân' cho con
Tổng kết và trao giải cuộc thi “Cha và con gái” vào ngày 12/7
Nơi cha và con gái được thành thật với nhau để sẵn sàng tha thứ
Lùi thời gian trao giải cuộc thi viết “Cha và con gái”
Nhận bài dự thi “Cha và con gái” đến 24 giờ hôm nay
Xem thêm