Chủ nhật, 12/05/2024 11:25
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/01/2020 14:40

5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

Trong ngày cúng ông Công ông Táo, bên cạnh việc sửa soạn mâm cỗ, gia chủ cần lưu ý 5 điều kiêng kỵ này để tránh gặp xui xẻo cả năm.

5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

23 tháng Chạp hàng năm, theo quan niệm dân gian là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong ngày này, nhà nhà tất bật chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo để tỏ lòng biết ơn thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Để tránh mất tài lộc, gia chủ cần lưu ý một số điều kiêng kị sau.

Cúng lễ sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Thời điểm tốt nhất để cúng ông Công ông Táo là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời nên cúng lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.

ong cong ong tao Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Chuyên gia Nguyễn Song Hà cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Đặt mâm lễ tùy tiện

Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà.

ong cong ong tao Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa

Việc cũng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm. Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

Khấn xin tài lộc, tình duyên

Theo các chuyên gia phong thủy, ông Công ông Táo lên thiên đình để báo cáo việc lớn nhỏ của gia đình nên gia chủ chỉ nên khấn và cầu Táo Quân báo cáo điều tốt, không nên cầu xin việc sung túc, phú quý hay tình duyên.

Cúng tiền âm phủ

Nhiều gia đình thường có quan niệm sai lầm khi cho rằng càng đốt nhiều vàng mã, đấng trên sẽ ban cho họ thật phiều phước lành.

Theo các nhà văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ. Vì ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.

Thả cá chép từ trên cao

ong cong ong tao Giadinhvietnam (2)

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết. Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

-> Cúng ông Công ông Táo giờ nào để cả năm may mắn?

Xem thêm: Đào rùng ở Nghệ An chào giá 50 triệu đồng (Nguồn: Báo Nghệ An)

Thùy Linh (T/H)  
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
Bí mật kinh hoàng trong phòng ngủ của con gái 17 tuổi
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
Cha mẹ làm gì khi anh chị em trong nhà xung đột?
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Ghen tuông vô cớ với chồng, vào viện tâm thần bác sĩ nhanh chóng phát hiện điều lạ
60 giây để yêu!
Xem thêm