Thứ bảy, 04/05/2024 09:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/05/2022 16:00

Thẻ tín dụng: Đầy quyền năng và ‘ma lực’ tài chính

Thẻ tín dụng vừa giúp "mua trước trả sau", luôn có nguồn tiền để dành cho khi khẩn cấp, nhưng đồng thời cũng có “ma lực” lôi kéo người dùng liên tục chi tiền, nguy cơ thành "nô lệ" của việc mua sắm.

Lợi ích "rõ mồn một"

Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Thẻ, Việt Nam có hơn 6,5 triệu thẻ tín dụng do gần 40 tổ chức phát hành. Tiêu chuẩn để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng là không quá khó. Chỉ cần chứng minh thu nhập ổn định là bạn có thể gia nhập vào nhóm người chi tiêu phong cách “quẹt thẻ”.

Anh Trịnh Thanh Tùng (24 tuổi), chuyên viên kinh doanh của một ngân hàng, cho biết thẻ tín dụng như một công cụ cứu nguy những lúc cuối tháng. “Đôi khi các bạn bị chậm lương hoặc không có sẵn tiền, việc dùng thẻ tín dụng vô cùng tiện lợi, thậm chí nếu thanh toán trước hạn bạn cũng không mất phí lãi suất nào cả”, anh Tùng cho biết.

Cũng sở hữu thẻ tín dụng, nhưng chị Văn Mai Hương (30 tuổi, làm nghề kế toán ở Hà Nội) lại bị chiếc thẻ này “mê hoặc” bởi những ưu đãi rất hời cho việc mua sắm, mua vé máy bay, ăn uống… Có tháng, chị Hương đã "xuống tay" tới 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng trong nhà qua các đợt săn sale, canh mã ưu đãi.

“Ngoài việc được giảm giá lên tới 40% trong mỗi lần mua sắm, thanh toán online qua thẻ tín dụng cũng được hoàn tiền nên rất hữu ích với mẹ bỉm sữa như mình. Năm vừa rồi tính ra mình được hoàn tới 10 triệu nhờ mua sắm với thẻ tín dụng”, chị Hương hào hứng kể.

the tin dung bao dau tu

Thẻ tín dụng đã khẳng định quyền uy về tiện ích nhưng cũng là nguy cơ mất kiểm soát tài chính nếu người dùng thiếu kỹ năng. (Ảnh: Baodautu)

Phân tích về vấn đề này, các chuyên gia tài chính cho rằng, nhiều loại thẻ tín dụng có những tính năng, ưu đãi khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng như tỷ lệ hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, đổi tặng quà giá trị… đã và đang tạo ra thói quen chi tiêu mới ở nhiều người. Nhiều nhu cầu như ăn uống, đi siêu thị hoặc trả tiền điện, tiền nước vốn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trước đại dịch, nhưng qua giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã tăng trưởng mạnh mẽ các giao dịch thanh toán qua thẻ tín dụng.

Đối mặt nguy cơ vòng xoáy nợ nần

Theo nghiên cứu của Công ty cung cấp dữ liệu Dun&Bradstreet, một người có xu hướng tiêu nhiều hơn 12% - 18% khi sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Bởi khi thanh toán bằng tiền mặt, việc bạn không đủ tiền có sẵn khi mua một món đồ cũng giúp bạn kiềm chế cảm xúc, hoặc giá trị món đồ quá đắt đỏ cũng khiến bạn ngần ngại khi rút ví. Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các món hàng trên, tuy cảm giác sẽ rất "êm ái" chính là cám dỗ rất lớn.

Ngoài ra, một số lỗi thường gặp của người sử dụng thẻ tín dụng dễ lâm vào cảnh nợ nần như: Thanh toán muộn, tự ý ngừng dùng thẻ mà quên theo dõi số dư nợ hay rút tiền mặt bằng thẻ….

Chưa kể, vấn đề bảo mật của thẻ tín dụng cũng là yếu tố khiến nhiều người quan ngại khi sử dụng chiếc thẻ đầy quyền năng này. Để lộ mã số bảo mật (số CVV/CVC2), mua sắm tại các trang web giả mạo, thiếu uy tín hay bất cẩn khi thanh toán trên hệ thống POS là những nguyên nhân khiến khách hàng phải gánh những khoản nợ “từ trên trời rơi xuống”.

Anh Nguyễn Minh Đức (quê Thái Bình) kể một trải nghiệm nhớ đời khi đột nhiên bị trừ gần 10 triệu qua thẻ tín dụng: “Thẻ đó mình rất ít khi sử dụng cho đến một ngày nhận được tin nhắn báo mình vừa giao dịch gần chục triệu trên Agoda. Rất may mình vẫn cài đặt tin nhắn và kiểm tra kịp thời để tra soát với ngân hàng và báo khóa thẻ trước khi quá muộn”.

Các lỗi này đều khiến người dùng trả giá bằng rất nhiều tiền, từ phí trả chậm, lãi suất cho đến "7749" các loại phí khác nếu không thường xuyên theo dõi, kiểm tra dư nợ.

Do đó, theo The Financial Express, để thẻ tín dụng không trở thành một gánh nặng, trước tiên bạn nên chọn thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ, nếu bạn là một người yêu thích du lịch hoặc đặc thù công việc phải đi công tác, di chuyển nhiều, hãy chọn thẻ tín dụng du lịch để nhận các ưu đãi về khách sạn, vé máy bay.

Ngoài việc thanh toán đúng hạn, người dùng cũng được khuyên không nên sử dụng nhiều hơn 3 thẻ tín dụng, bởi không chỉ tăng nguy cơ rủi ro mà còn dẫn đến việc vỡ nợ nếu chi tiêu vượt qua khả năng thanh toán. Thẻ tín dụng có thể khiến bạn "điêu đứng" về tài chính nếu dùng không đúng cách, nhưng cũng có thể là một công cụ tối ưu hóa dòng tiền nếu bạn biết tận dụng nó.

Bùi Tam  
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh với vốn vay ưu đãi này
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
Lợi nhuận quý 1 của MSB đạt 22,5% kế hoạch năm    
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
Tỷ lệ CASA MSB nằm trong nhóm đầu thị trường
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ đồng, chia cổ tức 30%
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
BIDV QR siêu trợ lý thu hộ trên Ezcloud
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking
 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững
Doanh nghiệp bách chiến bách thắng với combo ưu đãi hấp dẫn từ HDBank
Xem thêm