Thứ sáu, 02/05/2025 16:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/07/2024 16:30

Vì sao uống rượu ban ngày thường mệt hơn ban đêm?

Uống rượu khi thời tiết nắng nóng, đặc biệt là ban ngày có thể dẫn đến mất nước và kiệt sức, cơ thể mệt mỏi nhanh hơn.

Có ít bằng chứng khoa học cho thấy thời gian trong ngày ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với rượu. Tuy nhiên, các yếu tố như mất nước và thời tiết nóng có thể khiến việc uống rượu vào ban ngày trở nên mệt mỏi hơn đối với cơ thể chúng ta.

Nếu bắt đầu uống rượu vào buổi sáng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng nôn nao vào buổi tối khi nồng độ cồn trong máu giảm xuống. Các triệu chứng như mệt mỏi, lo lắng và buồn nôn thường đạt đỉnh khi nồng độ cồn trong máu xuống mức 0,1.

Thời điểm uống rượu không quan trọng bằng tổng lượng rượu tiêu thụ. Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm khả năng kiểm soát của bản thân dẫn đến việc ra quyết định sai lầm. Đặc biệt, khi lái xe trong tình trạng say rượu chiếm một phần đáng kể trong số các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông hiện nay mặc dù đã có những xử phạt về trường hợp đo nồng độ cồn.

Ảnh minh họa

Nên ăn trước khi uống rượu?

Hãy ăn một chút gì đó trước khi uống rượu hoặc bia. Tiến sĩ y khoa Richard Ries, giáo sư khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại Trường Y khoa Đại học Washington cho biết: "Uống khi bụng đói hoặc gần như đói sẽ khiến chất này hấp thụ nhanh hơn và làm tăng nồng độ trong máu".

Ông khuyên nên uống chậm và vừa có thể ăn vừa uống. Thức ăn trong dạ dày sẽ làm chậm quá trình hấp thụ rượu, nhưng uống quá nhiều vẫn dẫn đến say.

Bất kể lượng rượu tiêu thụ là bao nhiêu, khi ai đó tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, họ cần phải nhận thức rõ hơn về cảm giác của mình và điều chỉnh lượng chất lỏng tiêu thụ cho phù hợp để tránh cơ thể bị mất nước.

Không uống đủ nước trong khi đổ mồ hôi với thời tiết mùa hè nóng nực sẽ dẫn đến mất nước và việc tiêu thu thêm rượu có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Rượu ngăn chặn hormone vasopressin ra lệnh cho thận giữ lại chất lỏng, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và mất nước trầm trọng.

Ngoài ra, rượu có thể làm suy yếu khả năng tự nhiên của cơ thể trong việc duy trì nhiệt độ khỏe mạnh, dẫn đến tăng nguy cơ say nắng và say nóng. Tốt nhất nên tránh say rượu và các loại đồ uống gây mất nước khác như cà phê, soda và trà có chứa caffein khi thời tiết nắng nóng diễn ra như hiện nay. Tuy nhiên, nếu công việc phải tiêu thụ lượng lớn rượu điều quan trọng là phải uống nhiều nước và các chất lỏng chứa chất điện giải khác không chứa cồn tốt hơn cho cơ thể.

Nếu uống rượu bia hoặc đồ uống khác có chứa cồn, đặc biệt là trong thời tiết nóng, hãy ưu tiên ăn uống và giữ đủ nước để tránh mất nước và mệt mỏi. Nếu tiêu thụ quá nhiều vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều có thể dẫn đến hậu quả sức khỏe tiêu cực và đưa ra quyết định kém hay sai lầm, vì vậy hãy tiêu thụ đồ uống có cồn vừa phải và lựa chọn đúng thời điểm, không nên uống sáng sớm để tránh không minh mẫn và say xỉn khi làm việc.

Hoàng Ly  
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Xem thêm