Vì sao không nên uống rượu trên máy bay, kể cả loại nhẹ?
Các chuyên gia cảnh báo việc uống rượu trên máy bay có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những hành khách lớn tuổi hoặc những người có bệnh lý.
Uống rượu trên máy bay dễ say
Tiến sĩ Thomas Pontinen - Bác sĩ và đồng sáng lập của Trung tâm Kiểm soát Cơn đau MAPS cho biết: "Khi càng lên độ cao trên máy bay thì nồng độ oxy và áp suất khí quyển càng thấp.Ở độ cao bình thường, oxy liên kết với huyết sắc tố để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và duy trì các quá trình quan trọng hoạt động, bao gồm cả khả năng thải rượu của cơ thể. Mức oxy của chúng ta càng thấp thì việc chuyển hóa và loại bỏ rượu càng khó khăn hơn”.
Uống rượu cũng làm trầm trọng thêm những mức oxy đã bị tổn hại vì nó ngăn cản một số oxy gắn vào hemoglobin. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, đau đầu và thậm chí là lú lẫn. Rõ ràng, những rủi ro này không tốt cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, Tiến sĩ Leonard Pianko chỉ ra rằng những người trên 65 tuổi và những người mắc bệnh nên đặc biệt lưu ý.
Rượu cũng có thể ảnh hưởng nặng nề hơn nếu không ăn trước khi cất cánh hoặc nếu chỉ ăn nhẹ với những thực phẩm bổ sung có ít giá trị dinh dưỡng như bánh quy xoắn miễn phí mà tiếp viên hàng không phát.
Tiến sĩ Pontinen lưu ý, cho dù bạn đang ở trên không hay trên đất liền, “bụng trống rỗng sẽ khiến bạn say nhanh hơn”. Nếu không còn thức ăn để tiêu hóa nữa thì dạ dày không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mở các van và để rượu đi vào ruột, nơi diễn ra quá trình hấp thụ chủ yếu. Để chống lại những tác động đó, ông khuyên nên bổ sung các loại thực phẩm tiêu hóa chậm có chứa chất béo lành mạnh (ví dụ: các loại hạt, trứng luộc hoặc sữa chua).
Dễ bị mất nước
Không khí bên trong máy bay có độ ẩm thấp, độ ẩm khoảng 10% -20% so với độ ẩm 35% -65% mà bạn thường thấy ở những môi trường điển hình và không khí khô trong cabin có thể dẫn đến mất nước gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi. Thêm vào đó là bạn cũng có thể uống ít nước hơn bình thường trên máy bay khi đang bận xem phim hoặc ngủ nướng. Uống rượu nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ mất nước. Tiến sĩ Pontinen cho biết thêm rằng rượu cũng là thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng tình trạng mất nước.
Hình thành cục máu đông tăng lên
Rượu có thể dẫn đến mất nước khi kết hợp với việc ngồi lâu trong các chuyến bay, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Không chỉ có rượu, mà là tác động của rượu kết hợp với những gì ăn, những loại thuốc bạn dùng, quá trình tiêu hóa và giấc ngủ, đặc biệt những người uống rượu sẽ uống thuốc ngủ và bắt chéo chân, điều này có thể dẫn đến tình trạng đông máu tăng lên.
Uống rượu trên máy bay gây hại cho tim
Một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2024 đã khám phá thêm điều đó bằng cách kiểm tra tác động tổng hợp của áp suất trong cabin và việc uống rượu, sau đó ngủ trên các chuyến bay dài ở cả người khỏe mạnh và những người mắc bệnh tim từ trước.
Các phát hiện cho thấy ngay cả những người tham gia khỏe mạnh cũng bị căng thẳng ở tim dưới dạng nồng độ oxy trong máu giảm và nhịp tim tăng. Điều này không chỉ gây ra tình trạng thiếu oxy hay nồng độ oxy trong máu thấp ở độ cao cao hơn mà còn làm gián đoạn giấc ngủ sâu ở những người tham gia.
Những tác động này gây ra rủi ro đặc biệt cho những người đã mắc các vấn đề về tim. Dựa trên những phát hiện của họ, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hoặc hội chứng giảm thông khí do béo phì, một chứng rối loạn hô hấp, nên tránh uống rượu trong 12 giờ trước khi bay. Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho biết có thể có lợi khi hạn chế tiếp cận đồ uống có cồn trên các chuyến bay vì những rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe tim mạch.
Mặc dù tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu trong suốt chuyến bay, nhưng nếu muốn khuyên bạn nên uống một cốc nước cho mỗi đồ uống có cồn tiêu thụ trên máy bay và uống có chừng mực không nên uống quá hai ly ngay cả trên những chuyến bay đường dài.