Thứ sáu, 24/05/2024 02:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/01/2019 15:55

Sai lầm khi ăn lươn có thể khiến bạn bị ngộ độc

Lươn sống chui rúc trong bùn, cát nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và chất độc từ môi trường.

Cẩn thận với ngộ độc lươn

Lươn thuộc 1 họ cá mang liền, sống ở môi trường nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc trong bữa ăn của nguời Việt. Nguồn dinh dưỡng trong thịt lươn dồi dào.

luon

Lươn là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng ăn sai cách lại gây ngộ độc (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu không được chế biến kỹ, lươn là hiểm họa gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm.

Lươn chết hoặc ươn dễ nhiễm độc

Chúng ta thường nghĩ lươn chết hoặc ươn chỉ kém ngon một chút so với con còn sống. Tuy nhiên, những con lươn ươn và chết tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, lươn dồi dào hàm lượng axit histidine. Axit histidine trong lươn tươi rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, khi lươn chết, axit amin này sẽ biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Với những người cơ thể yếu, mới bệnh dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém thì ăn lươn ươn, chết dễ bị ngộ độc.

Do đó, để an toàn, bạn nên chọn những con lươn còn tươi sống và làm sạch kỹ để loại bỏ hết chất bẩn trong ruột của chúng. Đồng thời, đừng quên nấu lươn chín kỹ để mang đến bữa ăn giàu dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe cả nhà.

Lươn dễ bị nhiễm ký sinh trùng

Lươn sống ở tầng đáy và thường chui rúc vào bùn, sình lầy, vùng nước đục,... nên rất dễ bị nhiễm độc bởi môi trường sống. Đồng thời, lươn ăn tạp nên thịt và hệ tiêu hóa của chúng có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lươn nuôi và lươn hoang ngoài đồng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum là 0,8 đến 29,6%. Tỉ lệ này cao hơn vào mùa khô. Khi đi vào cơ thể, ấu trùng này thường ký sinh ở da, hạch, mắt, thậm chí là ở não bộ. Đặc biệt, loài ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao.

Do đó, để lươn trở thành món ăn bổ dưỡng, bạn phải hầm chín kỹ để diệt toàn ấu trùng này. Các món gỏi, lươn xào tái thường gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa và cơ thể.

Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Ăn lươn chưa chín

Bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo lươn được chín. Bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.

-> Những loại thực phẩm tốt nhưng không lành, không phải ai cũng biết

Video: Nguy kịch vì ăn tiết canh lợn (Nguồn: VTC14)

Phương Vũ (T/h)  
Chuyên gia da liễu mách bạn 8 cách giúp vùng da cổ săn chắc hơn
Mẹo hay giúp thu nhỏ lỗ chân lông
Ong đốt người đi đường phải cấp cứu tại Hải Phòng: Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý tránh nguy hiểm
Mách bạn cách cải thiện nám da từ thảo dược thiên nhiên
Những người tuyệt đối không được uống nước chanh
5 lý do sử dụng kem chống nắng bị nổi mụn
Bôi kem chống nắng có trắng da không?
Nước dừa có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng?
Bà bầu nổi cáu đừng trách
5 lợi ích khi ngâm gạo trước khi nấu
6 dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo thận suy hỏng
Công thức diện áo tank top giúp bạn mặc đẹp như fashionista
Kiểu áo vừa chống nắng vừa thời trang, phong cách quý cô
7 loại trái cây màu vàng giàu vitamin B12 giúp điều chỉnh cholesterol
5 bước chăm sóc da body trắng mịn, diện đồ 'auto' đẹp
Biện pháp kiểm soát vấn đề tăng sắc tố da mùa hè
Giận chồng, sản phụ mang thai 30 tuần quyết đi 'chữa lành' và nhận điều hối hận
Quảng Ninh khám chữa bệnh cho hơn 500 người cao tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ: Nỗi ám ảnh của dân văn phòng và người cao tuổi
Giảm cân quá đà, đẹp đâu chưa thấy nhưng phụ nữ đối mặt 5 nguy cơ sức khỏe
Xem thêm