Thứ ba, 14/05/2024 11:18
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 10/09/2017 09:00

Cảnh báo sức khỏe do nhiễm độc khói nhang

Đốt nhang trở thành truyền thống tâm linh của người Việt Nam ta, nhất là vào những ngày tết. Tuy nhiên, tác hại của khói nhang đối với sức khỏe là rất lớn, đặc biệt có thể gây ung thư.

Cảnh báo sức khỏe do nhiễm độc khói nhang

Trong những nghiên cứu gần đây cho biết, nếu hít phải thường xuyên, nguy cơ nhiễm độc tố còn cao hơn nhiều so với khói thuốc lá.

Hít khói nhang gây ung thư

Khi đốt nhang, khói nhang tỏa ra chứa những chất có thể gây ung thư. Khói nhang đi vào cơ quan hô hấp có chứa benzen, carbonyl, và những poly-hydrocarbon thơm. Đây là những chất vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ.

khoi-nhang-69

Hít phải khói nhang cũng độc như hít khói thuốc lá

Nguy cơ mắc các bệnh về da vì khói nhang

Nếu là người bị dị ứng với khói bụi và các chất kích thích trong không khí, hít phải khói nhang có thể sẽ ảnh hưởng tới bạn. Theo Wilfred Marion phó giáo sư y khoa kiêm Trưởng ban da liễu tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), khi hương bị đốt cháy, các chất độc và chất gây dị ứng sẽ tiếp xúc với da, làm phá hủy sebum. Đây là một loại bã nhờn được cơ thể tiết ra có tác dụng giữ ẩm và duy trì độ mịn màng cho da. Một khi bị phá hủy, da bạn sẽ bị khô ráp, dễ dẫn đến dị ứng, thậm chí là nhiễm trùng da. Ngoài ra, khói nhang cũng làm giảm nồng độ globulin miễn dịch E (IgE) - một loại kháng thể chống dị ứng tự nhiên của cơ thể.

Gây bệnh viêm phổi, làm bệnh hen suyễn tái phát

Nhiều gia đình hiện nay thường đốt hương rồi đóng cửa lại, khiến cho khói hương tụ lại một chỗ, loại khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde sẽ tỏa ra xung quanh. Khi hít phải khói nhang có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở...

Tổn thương tế bào

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã kiểm nghiệm tác động của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với khói thuốc lá.2 loại nhang có chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất trong nhang, được đốt và so sánh với khói thuốc tác động lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả bước đầu cho thấy khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.

Ngoài ra, các vấn đề về thận có thể xảy ra do sự tích tụ tồn dư hóa chất trong khói nhang. Do đó, nếu bạn có thể tránh được việc hít khói nhang thì tốt nhất là hãy tránh vì lợi ích đối với sức khỏe.

Ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thường xuyên tiếp xúc với khói nhang đem đến nhiều tác hại, đặc biệt với trẻ nhỏ. Giống như khói thuốc, hương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với loại khí này, đặc biệt là khi mang thai. Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết, trẻ em có thể bị bệnh bạch cầu, đột biến gen nếu mẹ của chúng thường xuyên hít phải khói nhang trong quá trình mang thai.

Phương Vũ  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán 'trên trời'?
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Lời khuyên 'vàng' cho người cao huyết áp
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Xem thêm